Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phát triển nền tảng thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng

21:37 | 31/10/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 31/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã tổ chức hội thảo "Phát triển nền tảng thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng".

Tham dự hội thảo có TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM); TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM); bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế; ông Nguyễn Thanh Hưng, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM); ông Phạm Văn Hùng, Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);

Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương; bà Lưu Hương Ly, Trưởng phòng, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp; TS Nguyễn Nhật Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA); ông Phạm Xuân Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam; TS Nguyễn Hoàng, Chuyên gia, nguyên cán bộ Tổng cục thuế.

Toàn cảnh hội trường diễn ra hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.
TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Phát biểu khai mạc, TS Trần Thị Hồng Minh cho biết, ở nước ta, cách mạng 4.0 đi cùng với thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt trong 3 năm vừa qua. Dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng, góp phần làm tăng trưởng TMĐT. Nước ta được đánh giá có thị trường TMĐT tiềm năng nhất ASEAN với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 25%/năm.

Sàn TMĐT chính là cơ hội thúc đẩy nền kinh tế số tạo môi trường phát triển, đa dạng hoá các mô hình đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, song hành với cơ hội phát triển thì TMĐT gặp không ít khó khăn, thách thức trong việc xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh. Chính vì vậy, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề Phát triển nền tảng thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng.

bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.

Bà Nguyễn Thị Cúc cho biết, lợi nhuận của nhà kinh doanh tăng nhưng khi thu thuế họ lại gặp nhiều khó khăn.

Chính sách thuế hiện hành của Việt Nam không phân biệt hoạt động kinh doanh theo phương thức truyền thống hay hoạt động kinh doanh có yếu tố TMĐT. Thực tế, việc yêu cầu chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở uỷ quyền theo quy định của pháp luật dân sự đang gặp nhiều khó khăn.

Theo nghị định của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật quản lý thuế số 38. Đối với cá nhân kinh doanh bán hàng qua mạng xã hội, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào địa bàn nhằm quản lý thu thuế các mặt hàng; Đối với cá nhân tại Việt Nam có cung cấp sản phẩm nội dung thông tin số sẽ có 2 trường hợp: được công ty khai hộ hoặc cá nhân tự kê khai.

Bà Cúc nhấn mạnh, quan trọng nhất phải nắm được dòng tiền và xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý thu thuế.

ông Nguyễn Thanh Hưng, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM).
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM).

Bàn về những trở ngại cho TMĐT Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Hưng cho biết, thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm 86%; xuất hiện thách thức đối với dịch vụ vận chuyển khi người dân đòi hỏi giao, nhận hàng ngày càng nhanh; chúng ta gặp trở ngại trong việc thu hút đầu tư nước ngoài; trở ngại trong phát triển nguồn nhân lực và trở ngại về môi trường chính sách, pháp luật.

Ông Hưng nhận xét, sự phát triển TMĐT ở Việt Nam chưa cân đối: “Các nền tảng TMĐT Việt Nam… thăng trầm!”. Từ năm 2001 đến 2020 các sàn TMĐT của Việt Nam “mất tích” gần hết. TikTok ngày càng phát triển mang đến sự cạnh tranh khốc liệt và hoàn toàn có thể đè bẹp các sàn TMĐT.

Ông Hưng cho biết thêm, trong vài năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước có tinh thần cởi mở hơn, năng động trong công tác, biết lắng nghe và hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp.

ông Phạm Văn Hùng, Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Ông Phạm Văn Hùng - Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông Phạm Văn Hùng cho biết, có nhiều quy định quản lý nhưng thiếu quy định khuyến khích phát triển sàn TMĐT.

Hiện nay, thu thuế của người bán trên nền tảng TMĐT chưa hiệu quả. Bộ Tài chính đã đề xuất các sàn TMĐT có chức năng bán hàng trực tuyến phải có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho người bán trên sàn.

Sau khi VCCI tiến hành khảo sát 284 sàn TMĐT có đưa ra một số khuyến nghị: cần bỏ quy định về trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay của các sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến; yêu cầu các sàn TMĐT cung cấp thông tin cho cơ quan thuế; cần nhìn nhận đúng bản chất của các mô hình TMĐT trước khi đề xuất quy định; đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật khác nhau…

Phiên thảo luận của các Chuyên gia Kinh tế.
Các chuyên gia trong phiên thảo luận.

Phát biểu trong phiên thảo luận, các chuyên gia kinh tế cho biết, ngày 30/10/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Nhằm tháo gỡ những vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường TMĐT phát triển, nghị định đã đưa ra các điểm sửa đổi chính tập trung vào các nội dung như:

Quy định tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; việc nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường đối với than khai thác và thu nội địa; trách nhiệm của tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn TMĐT; về khai thuế thu nhập cá nhân của tổ chức, cá nhân không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân…

Để TMĐT Việt Nam phát triển bền vững, hiệu quả, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chính phủ cần có những cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hoàn thiện hạ tầng pháp lý hoàn chỉnh, tạo thuận lợi cho TMĐT.

Tâm lý của người dân khi giao dịch thường muốn hàng đến tay, kiểm tra rồi mới trả tiền nên họ thường lựa chọn phương án trả tiền mặt. Do đó, cần hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch điện tử để kích thích TMĐT phát triển, muốn làm được như vậy, cần giảm chỉ số tiền mặt trên tổng số phương tiện thanh toán.

Minh Đức