Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phát triển kinh tế xanh là cơ hội để Việt Nam bắt kịp xu thế phát triển của thế giới

12:07 | 29/10/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 28/10, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cơ sở Hòa Lạc (NIC Cơ sở Hòa Lạc), dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã phối hợp cùng các cơ quan đầu mối của Bộ Công Thương, Quỹ phát triển châu Á, Tập đoàn SK, Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex tổ chức diễn đàn cấp cao với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng và phát triển ngành năng lượng hydrogen xanh tại Việt Nam”.

Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, theo đánh giá gần đây của Ủy ban châu Âu, quy mô thị trường toàn cầu hiện nay cho các sản phẩm và dịch vụ xanh ước tính đạt trên 5 nghìn tỷ đô la Mỹ và có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các thị trường truyền thống.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Diễn đàn
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại diễn đàn.

Dự báo đến năm 2030, nền kinh tế xanh sẽ tạo ra khoảng 24 triệu việc làm mới trên toàn cầu. Tại Mỹ, kinh tế xanh tạo việc làm cho khoảng 9,5 triệu lao động, đóng góp vào GDP tương đương 1.300 tỷ đô la Mỹ/năm; với các nước OECD, con số này là 17,5 triệu lao động, tương đương 2.900 tỷ đô la/năm.

Kinh tế xanh còn tạo cơ hội thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị - công trình xanh, tài chính xanh…

Với Việt Nam, tăng trưởng xanh hướng tới sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội là lựa chọn tất yếu và là cơ hội để Việt Nam bắt kịp xu thế phát triển của thế giới, hiện thực hóa cam kết lịch sử mang tính bước ngoặt của Việt Nam về việc đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đã có Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Để đạt được mục tiêu tại chiến lược này, Việt Nam cần có những bước đi đột phá và quyết liệt hơn nữa để đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỷ USD đóng góp vào tổng GDP quốc gia năm 2020 lên đến 300 tỷ USD vào năm 2050. Trong đó hệ sinh thái hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp 40-45 tỷ USD vào GDP hằng năm, tạo ra khoảng 40-50 nghìn việc làm cho thị trường nội địa.

“Để tiến trình “hydrogen hóa” diễn ra một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần sự chuẩn bị và trang bị kỹ càng về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực kỹ thuật cao để tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh; đồng thời, không ngừng học hỏi và cập nhật kinh nghiệm từ các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp đi trước để tối ưu hóa trong nghiên cứu và thử nghiệm, đạt hiệu quả cao trong quá trình đổi mới sáng tạo”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Phát triển kinh tế xanh là cơ hội để Việt Nam bắt kịp xu thế phát triển của thế giới
Các diễn giả chia sẻ các đánh giá về cơ hội và thách thức phát triển hydro tại Việt Nam.

Tại diễn đàn, các nhà đầu tư và doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực năng lượng nói chung, hydrogen xanh nói riêng cùng thảo luận về cơ hội và thách thức, đánh giá thực trạng phát triển hydrogen xanh tại Việt Nam; từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp mở đường cho tương lai phát triển hydrogen xanh tại nước ta.

Diễn đàn cũng tập trung thảo luận về các vấn đề chính: “Xu hướng toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng - Xu hướng công nghệ và xu hướng đầu tư”; “Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và nội dung quy hoạch năng lượng hydro xanh”; “Tiềm năng và yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu hydro xanh tại Việt Nam”; tọa đàm về “Cơ hội và thách thức phát triển hydro tại Việt Nam”…

Diễn đàn sẽ đặt nền móng cho các hoạt động nghiên cứu, đầu tư hợp tác sản xuất, kinh doanh trong ngành năng lượng sạch mà Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị; từ đó đóng góp vào việc tăng cường hợp tác giữa các đơn vị liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia với các tổ chức về năng lượng sạch và khí hậu, các viện nghiên cứu và trường đại học; các quỹ đầu tư, quỹ tài chính - khí hậu để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện việc chuyển dịch năng lượng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Quang Phú