Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

13:41 | 22/09/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 khẳng định khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong các khâu đột phá chiến lược quan trọng. Vì vậy, để phát triển nhanh và bền vững đất nước cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

1- Ngày 1-11-2012, Nghị quyết số 20-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đưa ra quan điểm: Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ(1).

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH - CN và ĐMST). Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo”(2). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 được thông qua tại Đại hội XIII cũng nhấn mạnh: Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính để tăng trưởng kinh tế(3). Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước phải dựa trên nền tảng KH - CN và ĐMST, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vươn lên trong một số ngành, lĩnh vực. Trong đó: Một là, làm rõ mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng các biện pháp cụ thể, như về cơ chế, chính sách phát triển, ưu tiên KH - CN, gắn nông nghiệp với công nghiệp và thị trường... Phát triển mạnh khu vực dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng thành tựu KH - CN hiện đại, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao, như du lịch, viễn thông, logistics, ngân hàng - tài chính; hai là, nhấn mạnh hơn về hạ tầng kết nối liên vùng. Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu tới năm 2030, cả nước phải có ít nhất 5.000km cao tốc, trong khi từ năm 2000 tới năm 2021, cả nước mới hoàn thành được gần 1.100km cao tốc(4); tiếp đến là hạ tầng năng lượng và hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; ba là, phát triển kinh tế biển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó có phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển và đô thị ven biển, trong đó chú ý phát triển kinh tế biển gắn với an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế gắn với môi trường và phòng, chống thiên tai; phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và đô thị ven biển; bốn là, phát triển đô thị và kinh tế đô thị, nhấn mạnh xây dựng đô thị văn minh, thông minh phù hợp với văn hóa vùng, miền.

Phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm các đơn vị nghiên cứu, sản xuất trong Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC)_Ảnh: TTXVN

Ngày 11-5-2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Chiến lược đưa ra ba quan điểm phát triển KH - CN và ĐMST: 1- Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, địa phương và doanh nghiệp; là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số quốc gia; góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh; 2- Phát triển đồng bộ, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và các hệ thống đổi mới sáng tạo ngành, vùng, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh, Nhà nước thực hiện định hướng, điều phối, kiến tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống; 3- Kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phát triển năng lực nội sinh với tận dụng tối đa cơ hội, nguồn lực bên ngoài, ưu tiên tiếp thu, hấp thụ, làm chủ và ứng dụng nhanh chóng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, đặc biệt là chủ động, tích cực tiếp cận và khai thác triệt để cơ hội và thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng phục vụ thiết thực đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, đồng thời chú trọng nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng để tiến tới sáng tạo, tự chủ và cạnh tranh về công nghệ ở những lĩnh vực then chốt mà Việt Nam có nhu cầu, tiềm năng và lợi thế(5). Chiến lược cũng khẳng định: KH - CN và ĐMST góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển giá trị văn hóa, xã hội, con người Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước; đóng góp vào chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII)...

Khoa học - công nghệ và ĐMST là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, KH - CN và ĐMST là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành, nghề, lĩnh vực mới.

Thứ hai, KH - CN và ĐMST góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; làm thay đổi cơ cấu sản xuất của các ngành, nghề cũng như cơ cấu trong nội bộ từng ngành; theo đó phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn.

Thứ ba, KH - CN và ĐMST phát triển cùng với sự xuất hiện của các công nghệ mới, hiện đại,... góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào và làm gia tăng các yếu tố của sản xuất, kinh doanh.

Thứ tư, KH - CN và ĐMST góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Với chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, nhiều sản phẩm mới được tạo ra với công nghệ tiết kiệm nguyên liệu,... sẽ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững.

Thứ năm, KH - CN và ĐMST tạo ra việc làm mới và thúc đẩy phân công lao động quốc tế, góp phần tạo ra nền sản xuất chung và thị trường chung của thế giới. Sự thay đổi về công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, vận tải đã tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

2- Quan niệm về phát triển bền vững, năm 1980, “Chiến lược Bảo tồn thế giới” đưa ra khái niệm “Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người”; và mục tiêu của phát triển bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật”. Thuật ngữ phát triển bền vững ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật.

Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban thế giới về Môi trường và phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa là “sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển.

Nội hàm về phát triển bền vững được khẳng định lại ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Bra-xin) năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Nam Phi) năm 2002: “Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng, chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).

Như vậy, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ở các bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hóa đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường(6).

Việt Nam là quốc gia cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc ban hành Định hướng phát triển bền vững Việt Nam năm 2004, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững có độ bao phủ chính sách rộng lớn, vì lợi ích của mọi người dân trên thế giới, cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Chương trình này đã đưa tầm nhìn cho giai đoạn phát triển 15 năm (2016 - 2030) trên phạm vi toàn cầu với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 169 mục tiêu cụ thể, định hướng phương thức thực hiện, các quan hệ đối tác toàn cầu và các hành động triển khai thực hiện. Như vậy, có thể thấy, phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu của toàn cầu.

Việt Nam cũng đã khẳng định chủ trương phát triển KH - CN và ĐMST, ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho KH - CN và ĐMST phát triển, có những hành động cụ thể quyết liệt hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững. Điều này được thể hiện trong các văn bản của Đảng(7). Hiến pháp năm 2013 khẳng định phát triển KH - CN là quốc sách hàng đầu; KH - CN giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đến nay, Quốc hội cũng đã ban hành nhiều luật chuyên ngành trong lĩnh vực khoa KH - CN(8). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng định hướng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật về phát triển KH - CN và ĐMST bảo đảm cho sự phát triền bền vững đất nước.

Nhìn lại chặng đường vừa qua, KH - CN và ĐMST đã đóng góp quan trọng, toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Đảng và Nhà nước giao, từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động nâng lên rõ rệt. Chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 39% (vượt mục tiêu 35%). Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020, đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong đóng góp của xã hội, nhất là từ khu vực doanh nghiệp với tỷ lệ tương đối cân bằng đầu tư từ ngân sách nhà nước là 52% và từ doanh nghiệp là 48%; thể hiện rõ vai trò và những đóng góp quan trọng của lực lượng doanh nghiệp thông qua hoạt động chú trọng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã chi khoảng 1,6% doanh thu hằng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã thành lập Quỹ Phát triển KH - CN để đẩy mạnh các hoạt động KH - CN và ĐMST. Việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH - CN trong các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp đã mang đến diện mạo và sức cạnh tranh mới trên trường quốc tế. Điều đó càng minh chứng cho sự hợp tác công - tư, kết hợp tốt hơn giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển KH - CN và ĐMST giải quyết những vấn đề đặt ra từ cuộc sống. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KH - CN và ĐMST đã và đang được ngành KH - CN cụ thể hóa, trong đó đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách phù hợp, vượt trội, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhất để các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo. Những nghiên cứu KH - CN và ĐMST ngày càng bám sát thực tiễn cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết được ngày càng nhiều nhu cầu phát triển toàn diện trên tất cả lĩnh vực: kinh tế, chính trị, khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội...

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu ghi nhận Việt Nam xếp thứ 54, tăng 5 bậc so với năm 2021. Việt Nam hiện nay có 4 “kỳ lân” công nghệ (VNG, VNPAY, Momo, Sky Mavis) khẳng định vị thế trong “tam giác vàng” khởi nghiệp của Đông Nam Á, bên cạnh Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a. Mô hình Techfest (Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia) được lan tỏa và cộng hưởng trên cả nước, với hơn 10 Techfest vùng, địa phương được tổ chức trong năm 2022. Đồng thời, ra mắt nhiều mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cấp địa phương và cấp vùng cho thấy sự lớn mạnh của hệ sinh thái là kết quả nỗ lực sau 8 năm kể từ lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Điều này thể hiện trên bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), trong 12 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển, cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo(9).

Những kết quả đạt được trong thời gian qua là sự tiếp nối quan trọng các thành tựu, là nền tảng quan trọng tạo đà phát triển trong giai đoạn mới. Giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tình hình thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Tăng trưởng kinh tế thế giới và thương mại, đầu tư quốc tế có xu hướng giảm; nợ công toàn cầu tăng, thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Công nghệ số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội. Ở trong nước, nền kinh tế phát triển chưa bền vững, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là hiện hữu; những đòi hỏi mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... Trong bối cảnh mới đầy khó khăn, thách thức đó cần đổi mới tư duy phát triển, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, nâng cao vai trò KH - CN và ĐMST trong phát triển bền vững đất nước.

Phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Trung tâm Bloom - trung tâm khơi nguồn sáng tạo và xúc tiến đổi mới toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam (vốn đầu tư Thủy Điển) chính thức đưa vào vận hành tại Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore IIA, tháng 7-2023_Ảnh: TTXVN

Để KH - CN và ĐMST đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục quán triệt các nội dung KH - CN và ĐMST đã được nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

Hai là, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về KH - CN và ĐMST, trong đó chú trọng đến việc xây dựng thể chế vượt trội và chấp nhận rủi ro trong hoạt động KH - CN và ĐMST.

Ba là, tăng cường nguồn lực xã hội đầu tư cho KH - CN và ĐMST nhất là từ doanh nghiệp; chú trọng phát triển khoa học xã hội và nhân văn; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước; tiếp tục đầu tư để phát triển, hiện đại hóa hạ tầng và tiềm lực KH - CN và ĐMST.

Bốn là, phát triển nhân lực KH - CN, khuyến khích khu vực tư nhân và các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực KH - CN; tăng cường cơ chế hợp tác công - tư trong đào tạo nhân lực KH - CN. Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thu hút, trọng dụng cá nhân hoạt động KH - CN và ĐMST, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam.

Năm là, phát triển tổ chức KH - CN công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động KH - CN và ĐMST. Thúc đẩy các hoạt động phối hợp giữa tổ chức KH - CN với doanh nghiệp trong thực hiện các nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Sáu là, phát triển thông tin KH - CN và ĐMST. Theo đó, thúc đẩy sử dụng dữ liệu dùng chung, chia sẻ, mở theo hướng đa ngành, liên ngành và xuyên ngành để nâng hiệu quả đầu ra của các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Khuyến khích xây dựng và phát triển khoa học mở.

Bảy là, bảo hộ, thực thi phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phù hợp với các hiệp định thương mại mới; xây dựng các văn bản hướng dẫn bảo đảm hiệu quả việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khắc phục tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng nhanh hơn nữa tiến độ xử lý đơn, khắc phục tình trạng tồn đọng đơn.

Tám là, phát triển thị trường KH - CN và hợp tác quốc tế theo hướng lựa chọn đối tác chiến lược trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa hợp tác về KH - CN và ĐMST với hợp tác về kinh tế, quốc phòng để xây dựng nội dung hợp tác, ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương, chú trọng chuyển giao công nghệ phù hợp phục vụ các mục tiêu phát triển quốc gia, ngành, vùng, địa phương.

MAI HƯƠNG GIANG

Tạp chí Cộng sản

-----------------------------

(1) Xem: Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 1-11-2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, //tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-xi/nghi-quyet-so-20-nqtw-ngay-01112012-hoi-nghi-lan-thu-6-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-ve-phat-trien-khoa-hoc-va-576

(2), (3) Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 115, 227

(4) Xem: Văn Kiên: “Đến năm 2023, cả nước phải có ít nhất 5.000 km đường cao tốc”, Báo Điện tử Tiền phong, ngày 10-8-2022,

(5) Xem: Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030,

(6) Xem: Phạm Thị Thanh Bình: “Phát triển bền vững: Nhận thức, kết quả và vấn đề đặt ra”, Trang Thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương, ngày 12-4-2023,

(7) Chẳng hạn như Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 20-4-1981, của Bộ Chính trị về “Chính sách khoa học và kỹ thuật”; Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30-3-1991, của Bộ Chính trị về “Khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới”; Nghị quyết số 02-NQ/HNTW, ngày 24-12-1996, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”; Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 1-11-2012, của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Kết luận số 50-KL/TW, ngày 30-5-2019, của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã bổ sung các nội hàm mới, như “Đổi mới sáng tạo”, “Khởi nghiệp sáng tạo”...; Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nêu rõ vai trò quan trọng của KH - CN và ĐMST đối với phát triển kinh tế, xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và quá trình chuyển đổi số quốc gia; Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh vai trò của KH - CN và ĐMST; Hiến pháp năm 2013 khẳng định phát triển KH - CN là quốc sách hàng đầu; KH - CN giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

(8) Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2013; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007; Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008; Luật Công nghệ cao năm 2008; Luật Đo lường năm 2011; Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006, được thay thế bởi Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017

(9) Xem: Khánh Nguyễn: “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo khẳng định vị thế Việt Nam trong khởi nghiệp”, Báo Điện tử VTV News, ngày 28-12-2022,

Theo Tạp chí Cộng sản

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 80,000 83,500
AVPL/SJC HCM 80,000 83,500
AVPL/SJC ĐN 80,000 83,500
Nguyên liệu 9999 - HN 79,800 81,300
Nguyên liệu 999 - HN 79,700 81,200
AVPL/SJC Cần Thơ 80,000 83,500
Cập nhật: 15/11/2024 05:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 80.000 81.900
TPHCM - SJC 80.000 83.500
Hà Nội - PNJ 80.000 81.900
Hà Nội - SJC 80.000 83.500
Đà Nẵng - PNJ 80.000 81.900
Đà Nẵng - SJC 80.000 83.500
Miền Tây - PNJ 80.000 81.900
Miền Tây - SJC 80.000 83.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 80.000 81.900
Giá vàng nữ trang - SJC 80.000 83.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 80.000
Giá vàng nữ trang - SJC 80.000 83.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 80.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 79.900 80.700
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 79.820 80.620
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 78.990 79.990
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 73.520 74.020
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 59.280 60.680
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 53.630 55.030
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 51.210 52.610
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 47.980 49.380
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 45.960 47.360
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 32.320 33.720
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 29.010 30.410
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 25.380 26.780
Cập nhật: 15/11/2024 05:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,890 8,210
Trang sức 99.9 7,880 8,200
NL 99.99 7,915
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 7,880
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,980 8,250
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,980 8,250
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,980 8,220
Miếng SJC Thái Bình 8,000 8,350
Miếng SJC Nghệ An 8,000 8,350
Miếng SJC Hà Nội 8,000 8,350
Cập nhật: 15/11/2024 05:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,994.12 16,155.68 16,673.98
CAD 17,657.43 17,835.79 18,407.99
CHF 27,891.26 28,172.99 29,076.82
CNY 3,416.99 3,451.50 3,562.23
DKK - 3,524.06 3,659.01
EUR 26,090.34 26,353.87 27,520.92
GBP 31,369.76 31,686.62 32,703.18
HKD 3,179.87 3,211.99 3,315.04
INR - 299.97 311.97
JPY 157.01 158.60 166.14
KRW 15.61 17.34 18.81
KWD - 82,232.42 85,519.99
MYR - 5,599.38 5,721.50
NOK - 2,229.04 2,323.68
RUB - 245.31 271.56
SAR - 6,738.71 6,986.40
SEK - 2,261.43 2,357.44
SGD 18,385.56 18,571.27 19,167.07
THB 640.47 711.63 738.89
USD 25,154.00 25,184.00 25,504.00
Cập nhật: 15/11/2024 05:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,184.00 25,504.00
EUR 26,236.00 26,341.00 27,441.00
GBP 31,576.00 31,703.00 32,667.00
HKD 3,193.00 3,206.00 3,310.00
CHF 28,063.00 28,176.00 29,021.00
JPY 158.91 159.55 166.43
AUD 16,135.00 16,200.00 16,694.00
SGD 18,532.00 18,606.00 19,125.00
THB 706.00 709.00 739.00
CAD 17,779.00 17,850.00 18,363.00
NZD 14,638.00 15,130.00
KRW 17.28 18.97
Cập nhật: 15/11/2024 05:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25296 25296 25504
AUD 16065 16165 16737
CAD 17786 17886 18438
CHF 28156 28186 28992
CNY 0 3471.3 0
CZK 0 1028 0
DKK 0 3648 0
EUR 26274 26374 27249
GBP 31646 31696 32814
HKD 0 3240 0
JPY 159.67 160.17 166.68
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.8 0
LAK 0 1.095 0
MYR 0 5952 0
NOK 0 2294 0
NZD 0 14678 0
PHP 0 407 0
SEK 0 2336 0
SGD 18468 18598 19329
THB 0 668.4 0
TWD 0 782 0
XAU 8150000 8150000 8350000
XBJ 7700000 7700000 8300000
Cập nhật: 15/11/2024 05:45