Phản ứng của Việt Nam về căng thẳng ngoại giao ở vùng Vịnh
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng |
Ngày 9/6/2017, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về tình hình căng thẳng ngoại giao giữa Qatar và một số quốc gia vùng Vịnh, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Việt Nam có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước Trung Đông nói chung, các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) nói riêng. Việt Nam mong muốn các nước sớm thiết lập đối thoại nhằm tìm ra các giải pháp đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan, vì lợi ích của nhân dân các nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực”.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao ở vùng Vịnh bắt đầu vào 5/6, khi Arập Xêút và sau đó là một loạt nước Arập như Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Bahrain, Libya, Yemen, Ai Cập, Maldives... tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar - với những cáo buộc mà Qatar cho là vô căn cứ.
Arập Xêút, UAE, Ai Cập và Bahrain ngay sau đó đã ngừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Doha, “đóng cửa” đường hàng không và đường biển tới Qatar. Riyadh cũng đã “niêm phong” đường biên giới trên đất liền duy nhất của Qatar – một tuyến đường quan trọng để nước này nhập khẩu thực phẩm.
Ngày 8/6, Ngoại trưởng Bahrain Sheikh Khalid bin Ahmed al-Khalifa còn nhắc lại đề nghị rằng, Qatar phải tránh xa Iran và chấm dứt hỗ trợ các tổ chức khủng bố.
Bộ trưởng Hội đồng Quốc gia Liên bang Các tiểu vương quốc Arập thống nhất Noura bint Mohammed Al Kaabi hôm 9/6 cũng đe dọa: Nếu như Qatar không ngừng các hoạt động hỗ trợ khủng bố kéo dài hàng chục năm qua và đàm phán với các nước Arập vì sự ổn định khu vực, quốc gia này sẽ đối mặt với tình trạng bị cô lập hơn nữa.
Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani trong cuộc họp báo hôm 8/6/2017 |
Tuy nhiên, trong khi một số nước có tiếng nói trong khu vực và cộng đồng quốc tế như Kuwait, Mỹ... đang cố gắng xoa dịu cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh thì Qatar vẫn giữ vững quan điểm lập trường.
Tại cuộc họp báo hôm 8/6, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani tuyên bố với báo chí rằng, không có một thế lực bên ngoài nào có thể can thiệp vào chính sách đối ngoại của Qatar cũng như sai khiến quan điểm chính trị truyền thông của nước này.
“Chúng tôi bị cô lập bởi vì chúng tôi thành công và tiến bộ. Chúng tôi không khuất phục và sẽ không bao giờ từ bỏ sự độc lập trong chính sách đối ngoại của mình” - ông al-Thani nhấn mạnh.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Qatar, Arập Xêút, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Bahrain, Ai Cập, Libya, Yemen và Maldives vẫn chưa đưa ra bất cứ yêu cầu chính thức nào cho chính phủ Qatar. Tuy nhiên, ông al-Thani cũng khẳng định, tình hình này phải được giải quyết một cách hòa bình, Qatar tôn trọng các thỏa thuận quốc tế và vẫn tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho UAE.
Hôm 9/6, trả lời trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Đức trong chuyến thăm đến Đức, ông al-Thani đã coi việc các quốc gia Arập có thế lực phong tỏa Qatar là hành động “vi phạm luật quốc tế”. Chúng sẽ không có tác động tích cực đến khu vực mà chỉ có tác động tiêu cực.
Linh Phương
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp