Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

PGS.TS Trần Đình Thiên: Cần nhận diện đúng bản chất của tăng trưởng

17:58 | 07/04/2014

1,282 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vào cuối tháng 3 vừa qua, tại phiên họp của Ban Chấp hành Hội Dầu khí Việt Nam, các đại biểu đã được nghe bài nói chuyện của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS Trần Đình Thiên, người đã có những ý kiến sắc sảo về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay. Báo Năng lượng Mới lược ghi lại nội dung này.

Năng lượng Mới số 310

Tăng trưởng “giải lao”

Một thực tế là “bài ca thắng lợi” của chúng ta năm nào cũng vang lên nhưng nguy cơ tụt hậu mãi chưa thoát được. Cần đánh giá sâu sắc từ quan điểm phát triển cho đến chiến lược chứ không thể nào cứ ca mãi “bài ca” chính sách trục trặc, cán bộ yếu kém.

Nghị quyết chúng ta đưa ra thường đúng đắn, gọn gàng trong sáng, ai đọc cũng hiểu hết, quán triệt quanh năm mà thực hiện không được. Vì sao lại như thế? Nguyên nhân ở đâu? Chúng ta cần chia sẻ một cách hết sức nghiêm túc và có trách nhiệm về những chuyện này.

Không thể phủ nhận sạch trơn công lao của toàn Đảng, toàn dân, hệ thống chính trị trong “cuộc đua” phát triển, nhưng cách công nghiệp hóa (CNH) của chúng ta vẫn còn những yếu tố bất ổn. Công nghiệp của chúng ta sau 30 năm hầu như không thay đổi đẳng cấp. Giữa một thời đại mà công nghệ của thế giới đổi mới nhanh vùn vụt, toàn cầu hóa, liên thông liên kết, mà chúng ta vẫn chỉ ở đẳng cấp khai thác tài nguyên, gia công và lắp ráp.

PGS. TS Trần Đình Thiên

Lấy ví dụ như Hàn Quốc, trong 27 năm từ 1970 đến 1996 họ đã vươn lên thành một nước công nghiệp trong khi xuất phát điểm họ còn thấp hơn cả chúng ta khi bước vào đổi mới. Thu nhập trên đầu người của chúng ta hiện nay so với thời điểm ấy của Hàn Quốc chưa bằng 1/5, vậy mà sự tự ca ngợi lại nhiều gấp hàng trăm lần so với họ. Ta liệu có nghiêm túc để nhìn lại đó là sự thất bại của một nước đi sau hay không? Phải khẳng định rằng cần có trách nhiệm cao mới có thể nhìn thẳng vào sự thật này.

Cần “chẩn bệnh” một cách đúng đắn khi xem xét những giải pháp chúng ta đưa ra trong thời gian gần đây. Biết bệnh và chữa bệnh là 2 việc khác nhau. Biết bệnh rồi mới nói đến chữa bệnh, không thể cứ uống bừa thuốc được.

Đánh giá kết quả kinh tế vĩ mô năm 2013, thời gian dài đã chứng minh, nền kinh tế của chúng ta về cơ bản từ 2008 đến nay gần như không thay đổi gì. Cũng có điểm mới, 2013 tăng trưởng đạt 5,42% nhưng là do lấy thay đổi cơ cấu giá của năm 2010 làm thang đo. Chưa bao giờ nước ta lại quý từng chút tăng trưởng như bây giờ. Nếu lấy thang đo của năm 1994 (là thang đo chúng ta sử dụng trong suốt thời gian trước) thì năm 2013 có thể chỉ khoảng 5,1%. Việc thay đổi về thang đo sẽ cho ra kết quả khác.

Vấn đề được đặt ra là có nên coi chỉ tiêu tăng trưởng GDP như một chỉ tiêu pháp lệnh hay không? Chính phủ không kiểm soát được chỉ tiêu này mà nó phụ thuộc chủ yếu vào doanh nghiệp, vào thị trường. Đưa ra chỉ tiêu mà không kiểm soát được thì liệu có hợp lý?

Nếu vẫn tiếp tục coi chỉ tiêu đó là pháp lệnh thì sẽ dẫn đến nguy cơ thấy khả năng không đạt được thì cuối năm Nhà nước cứ phải dốc tiền ra thật mạnh để làm sao bù vào tỷ lệ hụt đó. Như thế gọi là “vỡ trận”.

“Làm” pháp lệnh là “trói” chúng ta vào một chỉ tiêu, cuối cùng “đâm lao phải theo lao” mà lao theo là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

Khi so sánh ở một góc độ khác thì sẽ thấy một vấn đề rất nghiêm trọng. Năm nào cũng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, đặc biệt là 3 năm gần đây, tuy vẫn thấy tăng, nhưng có một cái lạ lùng, nếu tính trọn vẹn từng năm thì cả 3 năm tổng số tăng trưởng đều rất thấp.

Ở Việt Nam, muốn tăng trưởng bình thường thì phải 6% trở lên, còn dưới mức này là không ổn, là khó khăn. Cũng như Trung Quốc vậy, tăng trưởng dưới 7% là sinh chuyện. Đối với các nước tiên tiến, tăng 4% đã rất phấn khởi rồi. Nhiều nước ca ngợi Việt Nam tăng trưởng 5-6% là thành công, là con số “đẹp” khi kinh tế toàn cầu khó khăn như thế này. Nhưng ngưỡng của thế giới là 2% thì tương đương của Việt Nam là 6%, cấu trúc kinh tế của mình khác nên ngưỡng tăng trưởng cũng khác.

Ta dễ thấy một điều có tính quy luật là hằng năm tăng lên, sau đó phải rơi xuống kỳ đầu năm sau để rồi cuối năm lại tăng. Như thế là tăng trưởng có tính “giải lao” rất cao. Cấu trúc kiểu này sẽ liên tục làm đứt nhịp quy trình tăng trưởng.

Vì vậy, khi đọc thành tích thì không nên đọc theo một chiều, nên đọc một cách cẩn thận để ta nhận diện đúng bản chất của tăng trưởng. Hiện nay tăng thấp dưới 6% là còn trong vùng rất khó khăn. Chúng ta đang ở trong một cái hố, có thể thoát khỏi điểm đáy nhưng việc vượt thoát khỏi vùng đáy là cả một vấn đề lớn.

Kinh tế lệ thuộc

Nói về vấn đề lạm phát, năm ngoái chúng ta giữ ở tỷ lệ 6,04%, một tỷ lệ thấp. Trong mười mấy năm, chúng ta cố gắng chống lạm phát như thế được coi là tốt. Nhưng nó có thực sự tốt hay không? Về mặt kinh tế, trong thời gian khó khăn, để đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô, mức lạm phát thấp như vậy, chúng ta phải trả giá rất đắt. Nhất là sự trả giá của doanh nghiệp. Doanh nghiệp “chết” nhiều quá. Chúng ta không nên “vỗ ngực” về thành tích, công lao cũng có nhưng không nhiều, chủ yếu là do nền kinh tế kiệt sức nên lạm phát không tăng.

Năm 2013, số doanh nghiệp đóng cửa cao hơn số doanh nghiệp đăng ký mới. Nhưng nghiêm trọng hơn là những doanh nghiệp đóng cửa gần đây vốn là những doanh nghiệp “khỏe”, từng có “máu mặt”. Số doanh nghiệp mạnh phải đóng cửa càng tăng lên thì chứng tỏ rằng nền kinh tế của ta đang yếu đi.

3 tháng đầu năm nay số doanh nghiệp đăng ký mới là 18.358, với số vốn giảm 25%, hầu hết là doanh nghiệp “siêu nhỏ”. Số doanh nghiệp còi cọc, đẻ non tăng lên trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay thì làm sao có thể thế chân các doanh nghiệp lớn bị đóng cửa? Đó là một thực tế rất bi kịch. Phải nhìn vào chiều sâu của những khó khăn như vậy chúng ta mới buộc phải có giải pháp mạnh được.

Về kinh tế đối ngoại, năm ngoái xuất siêu được 100 triệu USD, nhưng có một điểm gay cấn là xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu dựa vào khu vực đầu tư nước ngoài (FDI). Ví dụ, nhập khẩu và xuất khẩu của 1 đơn vị như Công ty SamSung đã là 24 tỉ USD. Ta chủ yếu là lấy hình ảnh, về kinh tế chỉ được một phần rất nhỏ từ công lắp ráp. Thực tế thành tích xuất nhập khẩu cao là do đầu tư nước ngoài và lợi nhuận thì họ hưởng.

Điều đáng sợ là nhập siêu từ Trung Quốc tăng lên khủng khiếp, năm 2001 là năm nhập siêu đầu tiên với con số là 210 triệu USD, sau 12 năm đã tăng lên 23,7 tỉ USD, tức là tăng 112 lần. Chỉ từ năm 2012 đến năm 2013 đã tăng thêm 7 tỉ USD. Đó là mới tính nhập siêu, còn toàn bộ phần nhập khẩu từ Trung Quốc là 37 tỉ USD, gần 1/4 GDP của chúng ta. Trong đó chủ yếu là nhập đầu vào phục vụ cho nền sản xuất, nghĩa là chúng ta có một nền kinh tế lệ thuộc lớn vào nhập khẩu.

Đây là “di sản” nhiều năm của việc thiết kế cơ cấu kinh tế lệ thuộc, không phải của 1 nhiệm kỳ, vì vậy cần nhìn vào thực tế đó để đánh giá các ứng xử của lãnh đạo đất nước một cách công bằng.

Ảo tưởng chính sách

Năm 2013 có một số kết quả như thu ngân sách, tăng trưởng tín dụng… đều về đích trong những ngày cuối năm. Sự thực thì trong quan hệ ngân sách có 2 chủ thể, một là Nhà nước, hai là doanh nghiệp. Khó khăn thì cả 2 bên đều nhận thấy, khối lượng tiền tổng thể chỉ có vậy, muốn đạt thành tích chỉ tiêu thu ngân sách thì đương nhiên buộc phải gây áp lực cho doanh nghiệp. Vấn đề chúng ta chưa giải được là tiền để ở bên nào, theo tỷ lệ nào thì tốt nhất cho nền kinh tế?

Hoặc là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng vậy, đến tháng 11-2013 ta mới tăng được 9% mà kế hoạch là 12%. Những năm trước kế hoạch tăng trưởng tín dụng của chúng ta toàn là 30-35%. 1% tăng trưởng tín dụng tương đương 300.000 tỉ đồng, 11 tháng chỉ bơm được 9% vậy trong 1 tháng 12 làm sao bơm được 3%?

Ngành Dầu khí là ngành gắn với đổi mới, gắn với sự bùng lên của nền kinh tế với mức đóng góp tới 1/3 thu ngân sách quốc gia

Ví dụ, đến nay, gói 30.000 tỉ nhằm giải nguy bất động sản sau nhiều lần nới điều kiện cho vay vẫn chỉ giải ngân được 3%. Tín dụng mà nới liên tục thì rủi ro rất cao, làm hư hỏng, méo mó chủ trương. Không thể nào thay đổi mục tiêu, chính sách một cách quá đơn giản dễ dãi như vậy!

Vấn đề cốt lõi của ngân hàng TMCP, ngân hàng tư nhân là sở hữu chéo hiện chưa xử lý được mà còn trầm trọng thêm qua những vụ sáp nhập. Việc đan xen chằng chịt giữa kinh doanh thông thường và kinh doanh tài chính; lập ngân hàng, lập doanh nghiệp, cho vay theo lệnh, theo quan hệ làm cho nền kinh tế rất rủi ro. Không xử lý được sở hữu chéo thì nền kinh tế còn yếu kém, thiếu hiệu quả.

GDP quý I năm nay tăng 4,96%, cao nhất so với cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, sản xuất công nghiệp cũng tăng 5,2%, là con số khá tốt vì chỉ số công nghiệp là chỉ số dẫn dắt nền kinh tế. Nhưng phải hiểu rằng đó là do khu vực FDI tạo nên, doanh nghiệp trong nước vẫn rất yếu, phải nhìn nhận tình thế đầy đủ để thấy đừng có ảo tưởng về chính sách.

Tăng trưởng tín dụng âm 1,66% nhưng trái phiếu Chính phủ đạt được 35.000 tỉ đồng, khi trái phiếu Chính phủ vào thì lãi suất khó giảm, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn.

Từ 2007 đến nay thế giới sau khủng hoảng đã bắt đầu đi lên. Chúng ta tự rơi vào cái “bẫy” của chính mình đặt ra, không thoát được và đó là “điểm nghẽn” tăng trưởng. Phải xem cách thoát của họ như thế nào? Họ toàn dùng cách thoát bằng các giải pháp thị trường, còn về cơ bản thì từ 2007 đến nay chúng ta chủ yếu là thoát bằng giải pháp hành chính.

Lấy một ví dụ để so sánh, năm 2000 GDP trên đầu người trung bình của thế giới là 4.780USD, sau 10 năm đã là 7.909USD tức là chúng ta nghèo thêm so với thiên hạ là khoảng 3.200USD. Nguy cơ lớn nhất của Việt Nam không chỉ là tụt hậu mà là tụt sâu. Chúng ta cần tư duy lại trong cách phát triển.

Tương quan bất thường

Dự báo cơ sở tăng trưởng của Việt Nam tại thời điểm hiện nay còn yếu. Nói về cơ sở cho tăng trưởng, số doanh nghiệp của chúng ta trong 3 năm qua mất đi quá nhiều. Đặt 2 con số doanh nghiệp tăng thêm và mất đi cạnh nhau thì không nói lên được điều gì lạc quan. Những doanh nghiệp mất đi là những doanh nghiệp đã sản xuất ra GDP thực, tạo ra việc làm thực, đã đóng bảo hiểm thực, doanh nghiệp “chết” là chúng ta mất hẳn.

Một đất nước có 4 khu vực làm cơ sở tăng trưởng là khu vực doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, khu vực nông nghiệp nông thôn và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì khu vực đầu tư nước ngoài tăng liên tục còn 3 khu vực trong nước lại ngày càng yếu đi. Đó là tương quan không bình thường và sự kết nối của hai khu vực này hầu như không có gì rõ rệt, đặc biệt là kết nối để nâng cao trình độ công nghệ.

Vấn đề mấu chốt ở chỗ, quan điểm về nội lực và ngoại lực của Đảng và Nhà nước trên thực tế có vẻ như không được thực hiện đúng. Gia tốc đầu tư nước ngoài tăng theo cấp số trong khi đầu tư trong nước giảm tốc độ. Nghịch lý là 65% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khai lỗ, có nghĩa là không có thuế má gì, nhưng vẫn tiếp tục tăng vốn đầu tư mở rộng. Phải chăng họ là những nhà kinh doanh vĩ đại? Vì vậy không nên đổ cho doanh nghiệp FDI gian xảo, vì bản chất của kinh doanh là tìm cách trốn thuế, chúng ta phải dựa vào luật cho minh bạch để thu được thuế.

Tỷ trọng đầu tư cho GDP giảm rất mạnh trong khi chúng ta chưa cải thiện được gì về năng lực, không nâng cao được hiệu quả, không có công nghệ gì mới… thì tốc độ tăng trưởng giảm. 

Số liệu nợ hiện vẫn tăng ác liệt, cơ quan chức năng thường công bố là nợ công vẫn trong tầm kiểm soát được, vẫn an toàn dưới 60%. Sự thực là cơ cấu nợ mới nói lên cái rủi ro. Trong 60% đó mà có đến 40% đến hạn phải trả thì nó rất khác với 20% đến hạn phải trả. Nguy cơ ở chỗ nợ đến hạn phải trả chứ không phải số nợ đó, có thể chúng ta phải vay để trả nợ chứ không phải vay làm vốn sản xuất để trả nợ, còn bản chất thực là năng lực sản xuất không đủ để trả nợ, nghĩa là chúng ta đang ăn vào vốn.

Chúng ta có vấn đề về cấu trúc, ví dụ, quan niệm về công nghiệp hiện đại của chúng ta hiện nay không chuẩn. Từ “Supporting Industry” Nhật Bản không dịch là công nghiệp phụ trợ hay hỗ trợ như ta mà gọi là công nghiệp nền tảng. Cho đến nay Việt Nam hoàn toàn không có công nghiệp hỗ trợ theo đúng nghĩa nên chúng ta không thể kết nối vào bất kỳ mắt xích nào của thế giới, có nối vào được chuỗi sản xuất nào thì cũng chỉ đứng ở phần đáy. Ví dụ trong chuỗi dệt may, chúng ta đảm nhận khâu may và gia công hoặc chuỗi cà phê cũng vậy, chúng ta chỉ sản xuất ra hạt để bán, gạo chúng ta cũng xay thóc ra bán, tôm cũng bóc vỏ bán... công đoạn giá trị gia tăng thấp nhất thì chúng ta tham gia.

Lực lượng doanh nghiệp với năng lực quản trị phát triển ở tầm vĩ mô cũng yếu, lúng túng và thiếu chủ động. Khi càng mở cửa, càng hội nhập, càng gia nhập với “cuộc chơi” theo luật lệ toàn cầu thì chúng ta càng đuối về mặt năng lực. Hiện nay, Việt Nam là nước đàm phán đồng thời nhiều hiệp định thương mại tự do nhất thế giới, tới 6-7 cái. Cái đáng sợ là ở chỗ, nghệ thuật đàm phán của chúng ta không tồi, rất giỏi là đằng khác, nhưng lại không hề chuẩn bị năng lực cho hội nhập hậu đàm phán.

Giải pháp tháo gỡ

Vì sao chúng ta chống lạm phát, kích thích tăng trưởng nhưng khó khăn vẫn kéo dài, ra sức khắc phục mà mãi không được? “Chữa bệnh” nền kinh tế không thể chỉ bằng giải pháp tiền tệ, bơm ra, hút vào chỉ là ngắn hạn, có thể xử lý tạm thời trong 1 năm, nhưng cả chu kỳ dài thì không được, không thể chỉ bắt Ngân hàng Nhà nước phải gánh công cuộc ổn định vĩ mô được.

Chúng ta duy trì quá lâu một nền kinh tế tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào việc khai thác tài nguyên và gia công lắp ráp. Bơm ra nhiều tiền nhưng chỉ để duy trì nền kinh tế giá trị gia tăng thấp, bơm nhiều tiền nói lên nền kinh tế tăng trưởng nóng, dựa vào nguồn vốn. Khi một nền kinh tế mà dựa vào vốn như là một động lực chính để tăng trưởng thì tăng trưởng đi liền với lạm phát, lạm phát ngày càng tăng và bất ổn ngày càng lớn. Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới sợ nhất là tăng trưởng dựa vào lạm phát, tức là dựa vào việc bơm tiền vào nền kinh tế.

Hiện nay chúng ta đang phải gỡ chuyện đầu tư ngoài ngành. Lỗi đầu tư ngoài ngành muốn gỡ là phải trả giá rất khủng khiếp. Trên đời này không có việc gì gây ra hiệu quả kém bằng việc để sai chức năng, ví dụ như bắt người ta dùng tay để chạy vạy.

Hệ thống thị trường của chúng ta có một số qui định chưa đồng bộ. Điển hình là thị trường nhà đất và thị trường chứng khoán, hai thị trường nóng bỏng nhất. Thị trường chứng khoán, một thị trường đầu cơ hạng nhất, phục vụ khoảng 500 ngàn người thì lên tivi liên miên bất tận, còn thị trường đất đai phục vụ 90 triệu người, tài sản quan trọng lớn nhất của đất nước thì không thấy trên tivi, dường như ta không coi nó là thị trường. Cuối cùng vốn của nền kinh tế bị chôn trong đó không biết bao nhiêu mà kể.

Chúng ta còn có nhiều vấn đề về cấu trúc, về sở hữu, về chính sách… cần phải sửa đổi. Không thể để một hệ thống mà về nguyên tắc cá nhân không ai phải chịu trách nhiệm mà là tập thể chịu trách nhiệm sẽ dẫn đến các quyết định mang tính thỏa hiệp, ai cũng hài lòng, kể cả người quyết tâm cải cách đến người nhát gan nhất.

Về kế hoạch 5 năm, quan điểm của Chính phủ là kiên quyết theo đúng “sức lực” của nền kinh tế. Năm 2014 chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng là 5,8%, sang năm là 6%, không dốc sức để đạt được những mục tiêu đã trở thành “ảo”, không chạy đua thành tích nữa. Chính phủ chỉ đạo tập trung vào tái cơ cấu, phân bổ lại nguồn lực ở tầng vĩ mô và quản trị tốt hơn ở tầng doanh nghiệp. Thông điệp của Thủ tướng là tập trung vào cơ chế cạnh tranh bình đẳng và quyết tâm cải cách doanh nghiệp Nhà nước với những giải pháp “cởi trói” để các tập đoàn kinh tế có thể tái cấu trúc, cổ phần hóa thuận lợi theo đúng cơ chế thị trường.

(Các đầu đề trong bài là của Báo Năng lượng Mới)

Nguyễn Tiến Dũng (lược ghi)

 

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 78,500 80,500
AVPL/SJC HCM 78,500 80,500
AVPL/SJC ĐN 78,500 80,500
Nguyên liệu 9999 - HN 77,950 78,150
Nguyên liệu 999 - HN 77,850 78,050
AVPL/SJC Cần Thơ 78,500 80,500
Cập nhật: 17/09/2024 01:02
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 78.000 79.200
TPHCM - SJC 78.500 80.500
Hà Nội - PNJ 78.000 79.200
Hà Nội - SJC 78.500 80.500
Đà Nẵng - PNJ 78.000 79.200
Đà Nẵng - SJC 78.500 80.500
Miền Tây - PNJ 78.000 79.200
Miền Tây - SJC 78.500 80.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 78.000 79.200
Giá vàng nữ trang - SJC 78.500 80.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 78.000
Giá vàng nữ trang - SJC 78.500 80.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 78.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 77.900 78.700
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 77.820 78.620
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 77.010 78.010
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 71.690 72.190
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 57.780 59.180
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 52.270 53.670
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 49.910 51.310
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 46.760 48.160
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 44.790 46.190
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 31.490 32.890
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 28.260 29.660
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 24.720 26.120
Cập nhật: 17/09/2024 01:02
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,695 7,880
Trang sức 99.9 7,685 7,870
NL 99.99 7,700
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,700
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,800 7,920
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,800 7,920
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,800 7,920
Miếng SJC Thái Bình 7,850 8,050
Miếng SJC Nghệ An 7,850 8,050
Miếng SJC Hà Nội 7,850 8,050
Cập nhật: 17/09/2024 01:02
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 78,500 80,500
SJC 5c 78,500 80,520
SJC 2c, 1C, 5 phân 78,500 80,530
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 77,900 79,200
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 77,900 79,300
Nữ Trang 99.99% 77,800 78,800
Nữ Trang 99% 76,020 78,020
Nữ Trang 68% 51,239 53,739
Nữ Trang 41.7% 30,513 33,013
Cập nhật: 17/09/2024 01:02

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,074.53 16,236.90 16,758.71
CAD 17,618.42 17,796.38 18,368.31
CHF 28,321.27 28,607.35 29,526.71
CNY 3,389.86 3,424.10 3,534.67
DKK - 3,587.62 3,725.21
EUR 26,575.60 26,844.04 28,034.30
GBP 31,481.68 31,799.67 32,821.63
HKD 3,070.05 3,101.06 3,200.72
INR - 291.93 303.62
JPY 170.37 172.09 180.32
KRW 16.08 17.87 19.49
KWD - 80,292.02 83,506.53
MYR - 5,650.80 5,774.36
NOK - 2,269.50 2,365.99
RUB - 256.44 283.90
SAR - 6,523.23 6,784.39
SEK - 2,361.68 2,462.09
SGD 18,471.25 18,657.83 19,257.44
THB 653.80 726.45 754.31
USD 24,350.00 24,380.00 24,720.00
Cập nhật: 17/09/2024 01:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,360.00 24,370.00 24,710.00
EUR 26,674.00 26,781.00 27,896.00
GBP 31,630.00 31,757.00 32,743.00
HKD 3,083.00 3,095.00 3,199.00
CHF 28,412.00 28,526.00 29,420.00
JPY 170.08 170.76 178.66
AUD 16,156.00 16,221.00 16,726.00
SGD 18,563.00 18,638.00 19,191.00
THB 719.00 722.00 754.00
CAD 17,730.00 17,801.00 18,344.00
NZD 14,869.00 15,373.00
KRW 17.68 19.52
Cập nhật: 17/09/2024 01:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24380 24380 24720
AUD 16342 16392 16902
CAD 17881 17931 18382
CHF 28814 28864 29417
CNY 0 3425.5 0
CZK 0 1060 0
DKK 0 3713 0
EUR 27067 27117 27819
GBP 32161 32211 32863
HKD 0 3185 0
JPY 173.16 173.66 179.22
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18.1 0
LAK 0 1.023 0
MYR 0 5887 0
NOK 0 2368 0
NZD 0 14996 0
PHP 0 414 0
SEK 0 2395 0
SGD 18752 18802 19362
THB 0 698.8 0
TWD 0 772 0
XAU 7900000 7900000 8050000
XBJ 7300000 7300000 7620000
Cập nhật: 17/09/2024 01:02