Ông Trump "giáng đòn" Trung Quốc trong những ngày cuối nhiệm kỳ
Công nhân xử lý bông tại Tân Cương. (Ảnh: Getty) |
Thông báo của Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) ngày 2/12 cho biết, Lệnh hủy bỏ (WRO) sẽ cấm bông và các sản phẩm từ bông của Tập đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) - một trong những nhà sản xuất bông lớn nhất của Trung Quốc. XPCC bị nghi ngờ sử dụng lao động cưỡng bức là những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Đây là một trong những động thái được chính quyền Tổng thống Donald Trump thực hiện trong những tuần cuối cùng tại Nhà Trắng nhằm củng cố lập trường cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc. Điều này cũng gây khó khăn hơn cho Tổng thống đắc cử Joe Biden trong việc hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung.
Lệnh cấm mới nhất nhằm vào XPCC được đưa ra sau khi Bộ Tài chính Mỹ cấm toàn bộ giao dịch tài chính với tập đoàn này hồi tháng 7. Trong khi đó, CBP cũng áp lệnh cấm đối với một số thực thể Trung Quốc đang hoạt động tại Tân Cương.
Ban đầu, CBP có ý định cấm nhập khẩu toàn bộ bông và sản phẩm từ bông ở Tân Cương, bao gồm sản phẩm của XPCC. Tuy nhiên, lệnh cấm này sau đó được thu hẹp lại và chỉ áp dụng đối với một số công ty, sau khi vấp phải sự phản đối của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.
Lệnh cấm của CBP có thể ảnh hưởng đáng kể đến các nhà bán lẻ và nhà sản xuất hàng may mặc của Mỹ. Theo số liệu thống kê của chính phủ Mỹ, khoảng 85% sản phẩm bông của Trung Quốc được sản xuất ở Tân Cương. Mỹ nhập khẩu 50 tỷ USD hàng dệt may từ Trung Quốc năm 2019.
Lệnh cấm cũng khiến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trong bối cảnh chính quyền Trump đang gia tăng sức ép với Bắc Kinh về vấn đề liên quan tới cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Ông Trump hồi tháng 6 đã ký thông qua Đạo luật Chính sách Nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, kêu gọi trừng phạt các cá nhân có liên quan tới việc bắt giữ và ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng Hồi giáo tại Tân Cương.
Liên Hợp Quốc ước tính hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị bắt giữ tại các trại cải tạo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận cái gọi là trại cải tạo cũng như cáo buộc ngược đãi, khẳng định người Duy Ngô Nhĩ vào các trung tâm giáo dục nghề nghiệp này là hoàn toàn tự nguyện.
Theo Dân trí
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Mỹ quan tâm tới các dự án cảng biển, logistic và y tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
TikTok bị kiện ở Mỹ vì “gây nghiện” cho trẻ em
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi