Ông Trần Đức Trung từng có 'thành tích' trong làm giả giấy tờ?
Tự chế thẻ phóng viên?
Mới đây, khi tiếp xúc với ông Trần Đức Trung tại cơ quan công an, ông Trung có nhận mình hiện nay đang là Phó tổng Biên tập phụ trách tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu.
Trong quá trình tác nghiệp viết bài về ông Trần Đức Trung, PV đã thu thập nhận được 1 tấm thẻ phóng viên do Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu phát hành cho PV và chữ ký ở dưới đề Trần Đức Trung - Phó tổng biên tập Tạp chí Doanh Nghiệp và Thương hiệu.
Tấm thẻ phóng viên này được thiết kế giống với thẻ Nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp |
Điều đáng nói, tấm thẻ phóng viên này nếu nhìn qua thì nó được thiết kế không khác gì so với mẫu thẻ Nhà báo. Cụ thể, bên trên ảnh có in logo của tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu, bên dưới ảnh cũng có hai vạch đỏ.
Phần tên, bút danh, năm sinh, cơ quan… cả phần tiếng Việt và tiếng Anh đều giống hệt thẻ Nhà báo mà Bộ thông tin truyền thông phát hành.
Bên dưới tấm thẻ ghi Trần Đức Trung - Phó tổng biên tập phụ trách. Thẻ phóng viên này còn đóng dấu Tạp chí doanh nhân và thương hiệu.
Ông Trần Đức Trung đã từng bị kết án tù về tội làm giả mạo giấy tờ
Trong quá trình thực hiện các bài phóng sự về việc những bất thường của Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới do ông Trần Đức Trung - chủ tịch HĐTV và bà Lê Thị Hằng làm Tổng giám đốc.
Qua xác minh tại nhiều cơ quan ông Trần Đức Trung đã từng công tác, được biết, năm 1993, ông Trung đã từng bị khởi tố và bắt giam về tội danh Giả mạo giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội theo điều 211 Bộ Luật hình sự.
Năm 1995, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án ông Trung phạm tội theo điều 211 Bộ Luật hình sự, xử tù 2 năm. Do phạm tội, Cục Hải quan Hà Nội đã ra quyết định khai trừ ra khỏi Đảng và sa thải ông Trần Đức Trung.
Sau khi ra tù, ông Trần Đức Trung đã về ký hợp đồng với một số báo làm công tác phát hành, quảng cáo. Tuy nhiên, chỉ sau 1 thời gian ngắn, ông Trần Đức Trung đã bị các cơ quan báo chí này buộc cho thôi việc.
Điều đáng nói, mặc dù, không còn công tác tại báo Nhà báo và công luận nhưng ông Trung vẫn không giao nộp lại thẻ nhà báo cho báo Nhà báo và công luận.
Sau khi nhận được nhiều phản hồi từ các địa phương, các cơ quan báo chí, các cơ quan an ninh xác minh về lý lịch của ông Trần Đức Trung, Ban biên tập báo Nhà báo và công luận đã ra thông báo khẩn cấp yêu cầu ông Trung không được mạo danh báo Nhà báo và công luận khi đi giao dịch, làm việc cá nhân. Việc làm này của ông Trung đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu của báo Nhà báo và công luận.
Ngay sau đó, ngày 12/11, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã ký quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Trần Đức Trung với lý do ông Trần Đức Trung đã thôi việc tại báo Nhà báo và công luận từ năm 2011.
Việc thu hồi thẻ là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật: Tại mục 8.1, Thông tư 07/2007/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin ngày 20/03/2007, quy định về việc nộp lại thẻ nhà báo như sau: Người được cấp thẻ nhà báo nhưng chuyển sang làm nhiệm vụ khác hoặc cương vị công tác mới không còn là đối tượng được cấp thẻ nhà báo theo quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này. Người được cấp thẻ nhà báo được nghỉ chế độ hưu trí nhưng không tiếp tục cộng tác với cơ quan báo chí để hoạt động báo chí. Những người đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới.
Theo nguồn tin của PV, Bộ thông tin truyền thông đã ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo nhưng ngày 17/11, mặc dù các cơ quan chức năng đã “cưỡng chế” yêu cầu ông Trần Đức Trung - Chủ tịch Hội đồng thành viên Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới phải nộp lại thẻ nhà báo nhưng ông này vẫn “cố thủ” giữ lại không chịu nộp bản gốc.
Để xác minh thông tin PV đã điện thoại vào số máy của ông Trung nhưng máy điện thoại đều trong tình trạng không thể liên lạc được.
"Thánh kiện" mang tên Trần Đức Trung
Theo thống kê của PV, hiện nay hàng chục tờ báo đã có bài đăng tải về những khuất tất trong hoạt động Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới đều đã nhận được đơn kiện, đơn tố cáo của ông Trần Đức Trung và đại sứ thiện chí Lê Hằng.
Không chỉ có các cơ quan báo chí mà ngay cả các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ điều tra về hoạt động của Trung tâm này cũng bị ông Trung và bà Hằng gửi đơn tố cáo. Không hiểu vì lý do gì mà ông Trung và bà Hằng lại thích kiện tụng nhiều đến như vậy?
Bằng chứng, tại Thanh Hóa, khi chủ tịch UBND xã Thiệu Long phát hiện ra những bất thường trong việc huy động vốn của người nghèo của Trung tâm này. Đích thân chủ tịch xã đã cho phát loa thông báo, hướng dẫn người dân không tham gia.
Ngay lập tức, lãnh đạo Trung tâm này đã tìm cách bôi nhọ danh dự chủ tịch xã Thiệu Long.
Cụ thể, ông Trung cho đăng một đoạn trả lời đơn thư bạn đọc của Báo điện tử Dân Trí. Theo đó, trung tâm này đã gửi đơn tố cáo ngược lại ông Tình - Chủ tịch UBND xã Thiệu Long đến Báo Dân Trí. Mặc dù, báo Dân Trí chỉ đăng một đoạn thông báo đã nhận được đơn của Trung tâm và chuyển đến các cơ quan giải quyết theo thẩm quyền.
Vậy nhưng, những người của trung tâm này coi đó như tài liệu chứng minh sự trong sạch của mình. Họ cho in ra hàng trăm bản và phát cho nông dân nghèo. Vụ việc này về sau bị công an xã Thiệu Long lập biên bản.
Mới đây, để phản đối các phóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam, ngày 5/11, bà Hằng và ông Trung đã chỉ đạo hàng trăm đầu mối thu tiền ở các tỉnh về để biểu tình, gây sức ép với Lãnh đạo một đơn vị báo chí lớn yêu cầu dừng phát sóng và phải đính chính thông tin.
Sau đó, các đầu mối này đã quay lại clip và tung lên mạng xã hội. Thậm chí, họ còn mang ra phát cho nông dân nghèo xem để chứng minh là Trung tâm hoạt động trong sạch. Mục đích chỉ là để trấn an người dân không đến đòi tiền.
Được biết, bản thân Lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ người nghèo đang phải giải trình với nhiều đơn vị công an các tỉnh thành như công an Nam Định, công an Thanh Hóa, công an Bắc Giang... về những hoạt động bất bình thường của Trung tâm này. Nhiều ngày nay, bà Hằng và ông Trung đã được "mời" về cơ quan điều tra Công an Hà Nội để làm việc rất nhiều lần.
Trong khi đó, tại trụ sở chính của Trung tâm tại phòng 308-309 tòa nhà 20 Thụy Khê, hàng ngày vẫn có nhiều đoàn người từ các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Phú Thọ... đang kéo đến Trung tâm để đề nghị trả tiền.
VnMedia
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp