Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ông Phan Đức Hiếu: "Cơ hội kinh doanh không phải do giấy phép mà ra"

07:58 | 01/05/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
Mọi cơ hội kinh doanh không phải do giấy phép mà ra, nó phải do doanh nghiệp tự tìm ra, tự thay đổi và thị trường tự đem đến cho họ. Cần tạo điều kiện cho họ tìm ra nhanh hơn thay vì đưa giấy phép cản đường.

Chia sẻ với phóng viên về quyền tự do kinh doanh, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) - cho biết, năm 2021 các chuyên gia của CIEM mong muốn nhất các trụ cột cải cách nhắm đến thể chế kinh tế, chính sách hiệu quả và giảm tối đa bàn tay Nhà nước vào thực thể và hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

Ông Phan Đức Hiếu: Cơ hội kinh doanh không phải do giấy phép mà ra - 1
Ông Hiếu nói: Chúng ta còn quá nhiều thách thức từ cạnh tranh, từ công nghệ, từ đổi mới sinh ra ngành mới, xu thế mới. (Ảnh Đỗ Linh)

Thưa ông, Covid-19 vẫn diễn biến cực kỳ phức tạp, lâu nay, CIEM đã kiến nghị Chính phủ giải pháp nào để vực dậy vừa đưa nền kinh tế Việt Nam ra khỏi ám ảnh Covid-19 hoặc hậu Covid-19 hay chưa?

- Phải nói thẳng, Covid-19 chỉ là ví dụ cụ thể cho một bối cảnh kinh doanh bất định, với nhiều yếu tố bất ngờ trong thời đại mới.

Cái mới, bối cảnh mới buộc các nền kinh tế phải xây dựng các kịch bản đối phó, ứng phó, triết lý mới hiện nay là không phải đặt vấn đề nền kinh tế trong bối cảnh Covid-19 mà phải đặt vấn đề là trong bối cảnh mới với nhiều yếu tố bất định, thay đổi khác nhau để bàn cách đối phó.

Giúp doanh nghiệp không phải chỉ phòng Covid-19 mà các nước hiện nay đều thống nhất là cải cách thể chế kinh tế, giúp doanh nghiệp năng động, chuyển đổi nhanh.

Ví dụ như là sản xuất khẩu trang, nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất rất nhanh, có thể bằng ngày, bằng tuần hoặc tháng chứ không phải từ đề xuất, đến lúc vào thực tế đã mất vài năm. Giải thể doanh nghiệp chuyển sang hình thức kinh doanh mới ở Việt Nam mất 4 năm như World Bank thống kê là rất đáng quan ngại.

Ông Phan Đức Hiếu: Cơ hội kinh doanh không phải do giấy phép mà ra - 2
Người thức thời mới có được những kết quả tốt, chứ không phải người kiên trì với cái cũ mà đạt thành tích được. (Ảnh Đỗ Linh)

Phải đặt vấn đề kinh doanh bình thường trong bối cảnh mới vì thế giới đang vận động quá nhanh và mau lẹ rồi.

Đứng trước nhiều thách thức đổi thay của năm 2021, những cải cách hiện nay vẫn chậm, ông đánh giá gì về vấn đề này?

- Năm 2021, mong muốn nhất trong các trụ cột cải cách thì cải cách thể chế kinh tế phải trở thành nền tảng, hệ quả hơn, giảm thiểu can thiệp Nhà nước, doanh nghiệp tự quyết sản xuất gì, bán cho ai, Nhà nước chỉ 2 việc là: đảm bảo quyền tự do cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.

Tất cả can thiệp như đệ trình phương án kinh doanh, cần có bao nhiêu người hay quy mô ra sao thì cần phải xóa bỏ. Mọi cơ hội kinh doanh không phải là giấy phép mà phải do doanh nghiệp tự tìm ra và thị trường tự đem đến cho họ.

Tôi nhớ, có điều kiện kinh doanh bắt doanh nghiệp khi thành lập phải có 2 đến 3 người, điều này tạo rủi ro thị trường. Ví dụ như khi tôi đủ năng lực, chỉ muốn kinh doanh một mình ở quy mô nhỏ, vậy trong trường hợp này không gia nhập thị trường được.

Thứ hai là mất rất nhiều công để tìm kiếm người khác, nhưng họ lại không cùng chí hướng, hợp tác với mình. Ý tưởng gia nhập thị trường ngay từ ban đầu đã khó thì làm gì có thị trường tự do cạnh tranh.

Ví dụ như kinh doanh kiểm định chất lượng thì phải có diện tích 10m2/người, hoặc địa điểm kinh doanh phải được chứng minh là sử dụng ổn định trong 2 năm...

Ông Phan Đức Hiếu: Cơ hội kinh doanh không phải do giấy phép mà ra - 3
Đến nay, dư địa cải cách điều kiện kinh doanh hiện còn khá nhiều, chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ bãi bỏ đồng loạt, không tranh cãi 5 nhóm điều kiện kinh doanh. (Ảnh Đỗ Linh)

Không thể chứng minh được! Nếu là nhà của tôi, tôi có thể bán ngay ngày hôm sau, không có cách nào chứng minh được tôi có sử dụng ổn định hay không, tất cả phải bãi bỏ vì chỉ sinh việc, chi phí.

Hay các điều kiện kinh doanh bắt chứng minh năng lực của người kinh doanh, nhưng năng lực là do thị trường quyết định, họ không tồn tại được thì thị trường đào thải.

Cải cách thể chế hiện gặp khó khăn do quyền lực các bộ quá lớn, trong khi đó, cơ chế để xóa bỏ các điều kiện kinh doanh, giấy phép con còn lòng vòng, triệt tiêu ý chí của người đề xuất, ông thấy sao?

- Những bất cập của thể chế kinh tế của Việt Nam có thể nói cả ngày, nhưng làm thế nào để cải cách, tháo gỡ khó khăn, phát hiện bất cập, đảm bảo các bất cập được phát hiện phải được giải quyết triệt để, có hiệu quả mới là căn nguyên của hành động.

Cách của mình làm hiện nay là những đề xuất lên Chính phủ thì vẫn phải qua các bộ. các bộ nhận và tiếp thu, nghiên cứu sửa đổi rồi gửi lên Chính phủ, quá trình này kém hiệu quả, khiến các đề xuất 10 khéo chỉ cắt giảm được 1.

Hiện Hàn Quốc thành lập cả một ủy ban để cắt bỏ điều kiện kinh doanh, cải cách do Thủ tướng trực tiếp đứng đầu.

Ông Phan Đức Hiếu: Cơ hội kinh doanh không phải do giấy phép mà ra - 4
Ở Việt Nam, hiện các chính sách cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh được ban hành song hiện nay hiệu lực và hiệu quả không cao. (Ảnh Đỗ Linh)

Theo thông tin của tôi, Tổ Công tác gửi lên một loạt chính sách, nhưng hiện nay muốn sửa thì phải gửi lại về các bộ. Các bộ sau khi tiếp thu nghiên cứu, muốn sửa đổi lại phải gửi đề xuất lên cho Chính phủ. Không ông nào muốn làm vậy cả, kiến nghị 10 phải giải quyết được 8-9, chứ chỉ giải quyết được 1 đến 2 vấn đề thì nhiều người sau đó không ai muốn làm..

Đề xuất cải cách, kiến nghị sửa đổi bị trì hoãn khá lâu như vậy có thể khiến cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ, ý chí của doanh nhân bị triệt tiêu, vậy cơ hội nào cho ý tưởng mới, ngành nghề mới?

- Những cái đề xuất, kiến nghị đều hướng tới cắt bỏ đi các đặc quyền, điều này nhiều người không muốn khi họ không tự thấy buộc phải thay đổi cả.

Hiện nay, chúng ta cứ nói đến kinh tế số, song phải nói thật là khung thể chế cho loại hình này là chưa có. Chúng ta vẫn còn manh nha về mặt ý tưởng, nhưng nhiều quốc gia đang rà soát chính sách pháp luật liên quan để làm sao không cản trở cho kinh tế số phát triển. Và gần như hiện nay chúng ta vẫn chưa thực sự bắt tay vào làm ngoài một số vấn đề như ví điện tử, mobile money…

Ví dụ như Uber vào Việt Nam rồi khi họ đi rồi, chính sách của chúng ta vẫn mổ xẻ, cãi nhau chỉ ra xem nó là cái gì, là như nào.

Thông điệp hiện nay mà doanh nghiệp mong muốn nhất là thể chế kinh tế phải hiệu quả hơn, tự do hơn và giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động đơn thuần.

Nếu làm được điều này, tự khắc nền kinh tế sẽ tốt hơn, tăng trưởng không phải dè dặt trong 5-6% mà có thể cao hơn. Đấy là cách tạo ra nền kinh tế năng động, kéo dài tăng trưởng theo chu kỳ bền vững hơn, hiệu quả hơn.

Áp lực phải lớn để buộc cả hệ thống thay đổi, phải lấy đổi mới từ tư duy, hành động để đưa đất nước đi lên?

- Tôi vẫn tâm niệm rất nhiều là làm thế nào chứ không phải làm gì? Làm gì là có những gì để làm, nền kinh tế chúng ta vẫn có nhiều hạn chế và bộc lộ những vấn đề đó trong quá trình phát triển.

Việc đổi thay từ cấu trúc kinh tế đơn thuần sang nền kinh tế năng động hơn, tự do hơn, công nghệ hơn và số hóa hơn dần bộc lộ những điều ấy.

Ông Phan Đức Hiếu: Cơ hội kinh doanh không phải do giấy phép mà ra - 5
Chu kỳ phát triển sẽ bộc lộ rất nhiều điều mà chúng ta thấy lúc này phù hợp nhưng sau này không phù hợp. (Ảnh Đỗ Linh)

Phải có cơ chế nào để quan chức, bộ, địa phương không muốn làm nhưng bắt buộc phải làm, không muốn sửa đổi, hoặc cải thiện cũng phải xắn tay vào để sửa đổi, cải cách. Chính phủ mới, cần cơ chế mới, cải cách thể chế không còn phụ thuộc vào ai, đây là văn hóa làm việc, phải thường xuyên, liên tục.

Theo ông, đổi mới các cơ chế, quá trình thay đổi có thể kỳ vọng từ các cơ chế đa phương như FTAs với EU, với các nước lớn như Nhật chẳng hạn?

- Những kênh CPTPP, RCEP, EVFTA khi Việt Nam gia nhập cũng chỉ là một số kênh đưa ra áp lực. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách mà thôi bởi không ai nói hộ chúng ta mãi được.

Các doanh nghiệp EU cũng chỉ quan tâm đến doanh nghiệp Nhà nước và sở hữu trí tuệ, vẫn chưa đủ khi mình cần cải cách diện rộng, các nước quan tâm đến chính sách của doanh nghiệp ngoại ở Việt Nam là chủ yếu, còn doanh nghiệp nội của mình thì ai lo?

Đấy là chuyện chúng ta phải có cơ chế đủ rộng, làm sâu, quy mô rộng để cải cách, tạo động lực cho cả nền kinh tế thay vì chỉ tạo cơ chế đối với doanh nghiệp này, đối tác kia.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Dân trí

FLC: Các chỉ tiêu kinh doanh tăng mạnh trong quý I/2021FLC: Các chỉ tiêu kinh doanh tăng mạnh trong quý I/2021
PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021
ĐHĐCĐ PETROSETCO 2021: Hiệu quả tích cực từ các mảng kinh doanh mới, chia cổ tức tỷ lệ 10%ĐHĐCĐ PETROSETCO 2021: Hiệu quả tích cực từ các mảng kinh doanh mới, chia cổ tức tỷ lệ 10%