Nước trái cây chứa nhiều đường hơn bạn nghĩ!
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng: Những thức uống được cho là tốt cho sức khỏe này thường chứa khá nhiều đường và có thể làm tăng thêm 450 calo cho chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Một khảo sát đã chỉ ra rằng chúng ta đã đánh giá thấp lượng đường có trong những cốc sữa, sinh tố và nước ép trái cây. Lượng đường có trong một cốc nước ép lựu tương đương với khoảng 18 muỗng cà phê đường trong khi con số đó chưa tới phân nửa trong một cốc sô-cô-la sữa (tương đương 7,5 muỗng cà phê đường). Những loại đồ uống này đều được khảo sát với các dung lượng đa dạng từ 330ml đến 1 lít.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Glasgow (Anh), trung bình mỗi người Anh tiêu thụ 3.144 calo/tuần từ việc nạp những thức uống không chứa cồn này vào cơ thể. Điều này tương đương với việc bạn sẽ nạp thêm vào chế độ ăn uống của mình 450 calo/ngày, bằng 1/4 lượng calo cần thiết mỗi ngày đối với nữ giới và 1/5 đối với nam giới. Trong cuộc khảo sát, hơn 2.000 người Anh đã tham gia để ước tính lượng đường có trong mỗi loại đồ uống riêng biệt và 1 muỗng cà phê đường được tính bằng 4,2g đường.
Đáng chú ý là họ đã đánh giá sai lầm về lượng đường trong sữa, sinh tố và nước ép trái cây so với các thức uống có gas. Trung bình, một cốc sinh tố được cho là chứa 4 muỗng cà phê đường nhưng thực tế là 6, trong khi đó, nước cam ép nguyên chất cũng bị đánh giá tương tự. Nước lựu ép cũng bị đánh giá là chứa 4 muỗng cà phê đường, nhưng thực tế là 22, nước táo nguyên chất chứa 4 muỗng, nhiều hơn mọi người nghĩ. Một cốc sô-cô-la sữa chứa 13,5 muỗng đường, nhiều hơn gấp đôi đánh giá (6 muỗng).
Nước cam vắt pha đường chứa 16 muỗng đường, hơn 7 muỗng so với suy nghĩ của hầu hết mọi người. Một nửa số người tham gia khảo sát thừa nhận họ uống không dưới 3 cốc nước có chứa đường mỗi ngày nhưng họ cũng không bù lại bằng việc giảm lượng calo thức ăn nạp vào cơ thể.
Gần 1/4 người tham gia khảo sát không chú ý tới loại đường và calo nạp vào qua các thức uống này khi họ thực hiện chế độ ăn uống hàng ngày. Những chuyên gia dinh dưỡng người Anh khuyến cáo rằng lượng đường nạp vào từ những thực phẩm ngọt, đồ uống có gas, si-rô hay nước trái cây thì cũng không nên vượt quá 10% tổng năng lượng từ thức ăn. Tốt nhất là khoảng 50g/ngày. Việc uống quá nhiều nước ngọt có đường có thể dẫn đến bệnh béo phì, là yếu tố nguy hiểm chính ảnh hưởng đến sức khỏe như hai loại bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp cao, tiểu đường, tim, đột quỵ.
Naveed Sattar, giáo sư Khoa Dinh dưỡng của ĐH Glasgow nói: “Những thứ bạn uống có thể có hại cho cơ thể của bạn tương đương với những thứ bạn ăn. Không bàn cãi gì nữa, những thức uống có quá nhiều đường sẽ là nguyên nhân lớn dẫn tới bệnh béo phì.
Những phân tích trên chỉ ra rằng nhiều người có lẽ đã không biết rằng mình đang tiêu thụ lượng calo cao trong các đồ uống phổ biến này”. Những loại đồ uống như nước ép trái cây nguyên chất và sinh tố được cho là rất tốt cho sức khỏe cũng đều có hàm lượng đường cao.
Chính vì vậy, nhiều người gặp vấn đề về cân nặng đã cố gắng giảm lượng đồ uống này và thay thế bằng nước trắng và đồ uống giảm cân. Đó là phương pháp thích hợp để giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
Nguyễn Nga
Tổng hợp
-
Đồ uống không cồn "made in Vietnam" tăng trưởng gần 60% tại thị trường Úc
-
Sai lầm thường gặp khi bổ sung vitamin C cho trẻ
-
Thức uống có đường và nước trái cây có thể làm tăng nguy cơ tử vong
-
Vạn chai nước siêu rẻ ngày nắng nóng; cây hoa hồng trả 150 triệu đồng chưa gật đầu
-
Ham hoa quả Thái, mỗi tháng người Việt "móc hầu bao" gần 1.500 tỷ đồng
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị giữ quy định áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
-
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)