Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

NTK Võ Việt Chung: Tôi sẵn sàng hứng các "rổ đá"!

07:24 | 02/12/2014

1,017 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Việc sử dụng những chiếc khăn hiệu trong các mẫu thiết kế áo dài của nhà thiết kế Võ Việt Chung đã tạo nên những ý kiến trái chiều. Thậm chí, có ý kiến cho rằng anh đã “ăn cắp”...!

Năng lượng Mới số 379

PV: Việc sử dụng họa tiết của các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Burberry, Gucci, Chanel… vào các mẫu thiết kế áo dài của anh đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của dư luận. Anh có thể nói rõ hơn về ý tưởng này của mình?

NTK Võ Việt Chung: Hơn 10 năm trước, tôi đã thông thạo khuynh hướng thiết kế đó rồi. Tôi nghĩ rằng nếu giao thoa giữa văn hóa Âu - Á, giữa truyền thống và hiện đại thì điều đó là quá tuyệt vời. Rõ ràng là một chiếc khăn mình xài nhiều năm thì cũ, tại sao mình không lấy nó tái sử dụng để làm ra cái mới như áo dài chẳng hạn, đó là một điều hay, một sự sáng tạo đấy chứ.

Mẫu áo dài gây tranh cãi của NTK Võ Việt Chung

Tôi đã sài đồ hiệu, hơn nữa tôi có thời gian dài đi du học, tôi đi nước ngoài thường xuyên thì chuyện tôi tiếp xúc với các thương hiệu nổi tiếng là bình thường. Và việc các nhà thiết kế sử dụng sản phẩm của hãng khác để đưa vào ý tưởng trang phục của mình là điều mà giới thiết kế thời trang thế giới đã làm từ rất lâu rồi.

Cụ thể là trong lần đi Mỹ mới đây, tôi có mua rất nhiều khăn choàng hàng hiệu của Gucci, Burberry, Chanel... dùng để thiết kế phối hợp vào các mẫu thiết kế mới của mình. Đó không phải là mượn thương hiệu nổi tiếng để ăn theo mà tôi thích sự sáng tạo như thế. Hơn nữa, đó còn là cách mà tôi sáng tạo về mẫu mã cũng như chất liệu, kiểu dáng để góp phần phong phú hơn cho tà áo dài Việt Nam

PV: Nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó là việc vay mượn ý tưởng để ăn theo thương hiệu nổi tiếng, thậm chí có người nói anh “vừa ăn cắp, vừa la làng”?

NTK Võ Việt Chung: Thứ nhất, tôi công khai việc sử dụng sản phẩm các hãng trong mẫu thiết kế của mình chứ không phải lén lúc sử dụng hoặc xào nấu sản phẩm của họ thành cái của tôi. Thứ hai, tôi chỉ sử dụng những sản phẩm đó, vốn là những chiếc khăn, những họa tiết để kết hợp vào mẫu thiết kế áo dài chứ tôi không thiết kế ra cái khăn Võ Việt Chung y như khăn Burberry để bán. Đó là hai việc làm hoàn toàn khác nhau. Vậy thì tại sao lại nói tôi “mượn” ý tưởng hay ăn cắp”? Có thể những người nói như vậy chưa hiểu vấn đề, hoặc họ quá nhạy cảm với chuyện thấy thương hiệu nổi tiếng trong các mẫu thiết kế của tôi rồi vội hô hào là “ăn cắp”.

Hơn nữa, tôi tham dự nhiều tuần lễ thời trang và đã ngồi nói chuyện với đại diện từ các nhãn hiệu nổi tiếng này rằng, tôi sẽ lấy ý tưởng từ các sản phẩm của họ để thiết kế đồ dân tộc. Họ biết tôi là nhà thiết kế và họ đều đồng ý, khuyến khích và rất thích thú với điều đó, họ bảo làm xong nhớ gửi cho họ xem. Trên facebook của tôi rất nhiều người xem và ủng hộ đấy chứ.

NTK Võ Việt Chung

Còn phân tích trên bình diện tôi là một khách hàng của những thương hiệu nổi tiếng kia, khi tôi mua khăn của họ thì về việc tôi làm gì đó là quyền của tôi. Tôi muốn đội trên đầu, muốn quấn cổ… hay muốn gắn vào chiếc áo dài như tôi đang làm thì đó là quyền của tôi. Từ đó mà nói tôi ăn cắp thì đây là một suy nghĩ rất ấu trĩ. Và nếu ai xem qua Thúy Nga Pari thì sẽ thấy rất nhiều những trang phục áo dài kết hợp với khăn hiệu thế này.

PV: Trên trang cá nhân của mình, anh có nhắc đến hai chữ “ganh ghét”, phải chăng việc dùng họa tiết Burberry bị thổi lên là do anh bị ganh ghét trong nghề?

NTK Võ Việt Chung: Có thể những thuận lợi của tôi thời gian qua trong công việc, như việc tôi được công nhận là Top 10 NTK xuất sắc thế giới tại Mỹ vừa qua… khiến nhiều người cảm thấy bực bội chăng?! Với nhiều khán giả, họ không trong lĩnh vực thời trang, họ chưa đi nhiều nên họ không hiểu hết được, đáng nói là kể cả những người hiểu biết nhiều nhưng họ cũng cố tình để làm cho câu chuyện lớn hơn. Nhưng hơn 20 năm làm nghề, tôi đã trải qua đủ mọi chuyện rồi từ những đấu đá, ganh ghét đến hạ bệ nhau. Tôi xem ồn ào hiện tại chỉ là chuyện nhỏ, tôi không vì nó mà áp lực hay mệt mỏi gì!

PV: Cuối năm 2013, Burberry từng tuyên bố độc quyền về họa tiết ca rô của mình trên thế giới. Việc anh sử dụng họa tiết đó không vấp phải vấn đề vi phạm bản quyền thiết kế không? 

Những mẫu thiết kế trên khăn hiệu khoảng 10 năm trước của NTK Võ Việt Chung

NTK Võ Việt Chung: Mọi người đã hiểu nhầm chuyện “độc quyền” của Burberry đã nêu. Đó là tuyên bố của họ tại Trung Quốc, họ không cho người khác sản xuất theo thương hiệu của họ. Còn tôi không làm như vậy, tôi chỉ dùng khăn của họ kết hợp vào chiếc áo dài của tôi mà thôi. Và tôi chỉ làm một hai mẫu thôi, tôi yêu nghệ thuật của Burberry chứ tôi không có mua về để nhái sản xuất đại trà. Ở đây Burberry độc quyền cái kẻ ca rô đó. Tôi rất hiểu về văn hóa, tôi hiểu về cốt lõi câu chuyện đó, kể cả sản phẩm đó.

Tôi ngẩng cao đầu khẳng định tôi sử dụng khăn họa tiết Burberry, mà không riêng gì Burberry mà tôi còn dùng nhiều nhãn hiệu khác nữa.

PV: Rồi đến bộ trang phục dân tộc mà Hoa hậu Nguyễn Thị Loan trình diễn tại Hoa hậu Thế giới, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nó rườm rà và có những chi tiết không đẹp. Anh thấy sao?

NTK Võ Việt Chung: Đó là bộ trang phục mang tâm huyết nhất trong 20 năm sự nghiệp của tôi, bởi đối với tôi khi dùng màu cờ tổ quốc làm màu chủ đạo là việc rất trang nghiêm. Chiếc áo là sự kết hợp tinh hoa văn hóa dân tộc, nét đặc biệt trong bộ trang phục này phải kể đến chiếc nón quai thau của phụ nữ Kinh Bắc cổ xưa, vành nón được kết nối với họa tiết bằng đồng lấy cảm hứng từ nón của thiếu nữ dân tộc Dao Đỏ. Tất cả chi tiết trên bộ trang phục như kể nên một câu chuyện về tình đoàn kết giữa 54 dân tộc, giữa các vùng miền… với hình ảnh chiếc áo dài truyền thống của người Kinh và họa tiết trên nón của dân tộc Dao Đỏ.

Trang phục dân tộc của Nguyện Thị Loan tại Miss World

Nhiều người phê bình rằng, hai tay áo giống… bao cao su! Nhưng đó là đánh giá thiếu hiểu biết, hình ảnh đó lấy từ ý tưởng từ chiếc đai lưng của quan chức ngày xưa và bản thân nó cũng mang hình ảnh của chiếc khăn mỏ quạ. Rồi nhiều người bảo sao không thiết kế áo dài trắng, áo lụa Hà Đông để đi thi, tôi cho rằng đó là suy nghĩ lạc hậu. Và không thể nào năm này qua năm khác, thí sinh của chúng ta đều mang áo dài như vậy đi thi thế giới. Ngoài truyền thống dân tộc, chúng ta cần phải có sự sáng tạo chứ!

PV: Nhưng, phải thừa nhận rằng đôi khi sự sáng tạo quá tay sẽ làm mất đi cái chất, cái đẹp của chiếc áo dài truyền thống, thưa anh?

NTK Võ Việt Chung: Trong quan điểm thiết kế nói chung, tôi thích mình là người tạo ra khuynh hướng chứ không theo một khuynh hướng thời trang nào, với tôi không có một chuẩn mực nào trong thiết kế thời trang. Tôi chấp nhận bị ném đá, tôi sẵ sàng hứng những rổ đá bởi tôi hiểu cái gì mới là dễ gây tranh cãi.

Với chiếc áo dài truyền thống, tôi khẳng định rằng tôi không cắt xén quá nhiều đến mức mất đi vẻ đẹp truyền thống của nó. Cứ nhìn bộ trang phục mà hoa hậu Nguyễn Thị Loan mặc tại Miss World sẽ rõ. Áo chính vẫn 100% là áo dài, chỉ có áo khoác ngoài là tôi sáng tạo, tung tẩy một chút thôi. Có nghĩa, tôi có sáng tạo với trang phục truyền thống nhưng vẫn đặc biệt tôn trọng những tiêu chí nền nã đẹp nhất của chiếc áo dài mà những bậc tiền bối xưa đã làm. Là nhà thiết kế áo dài chuyên nghiệp, lúc nào tôi cũng muốn làm cho chiếc áo dài đẹp của dân tộc đẹp hơn.

PV: Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!

Trúc Vân (thực hiện)