Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nỗi lo mang tên “quà biếu Tết”

07:00 | 07/02/2015

756 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
“Năm hết Tết đến chỉ vì lo chuyện tiền nong biếu Tết mà vợ chồng mình như ngồi trên đống lửa. Vay mượn khắp nơi chẳng được bao nhiêu, nên hai vợ chồng đang tính bán cả nhẫn cưới để lấy tiền biếu Tết.”

Đó là lời tâm sự của chị Minh, 30 tuổi, lấy chồng đã hơn 3 năm. Hai vợ chồng đều là dân tỉnh lẻ lên Hà Nội lập nghiệp. Mấy năm đầu công việc của vợ chồng chị thuận buồm xuôi gió, tiền rủng rỉnh nên chi tiêu việc gì cũng rất thoải mái. Đặc biệt trong dịp Tết, năm nào chồng chị cũng biếu bên nội không dưới 10 triệu. Còn bên ngoại cũng phải từ 2-5 triệu. Nhưng mấy năm trở lại đây, công việc làm ăn cứ ngày một bết bát.

Chồng chị cứ chuyển hết việc này qua việc khác. Từ bất động sản sang xây dựng rồi lại kinh doanh. Nhưng người tính không bằng trời tính. Gắng gượng chưa được hai năm thì anh nợ nần ngày càng nhiều, chủ yếu vì làm ăn thua lỗ. Đã hơn 3 tháng nay mọi sinh hoạt gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương ba cọc ba đồng của chị. Chồng đi làm chỉ đủ tiền trả tiền lãi hàng tháng. Tiền nong cứ eo hẹp dần cộng thêm chi phí nuôi con nhỏ, đến hôm nay khi cái Tết đã cận kề, chị chỉ còn hơn 500 ngàn trong túi.

Khốn nỗi anh chồng chị mắc bệnh sĩ quá nặng. Năm nào cũng thế, chỉ để được bố mẹ tự hào, họ hàng khen ngợi mà anh không tiếc tay vung tiền cho, biếu. Khi có điều kiện thì không sao, đến lúc làm ăn thất bát, anh bắt vợ phải giấu nhẹm đi, và số tiền biết Tết anh vẫn cương quyết “năm nay ít ra vẫn phải như mọi năm, không được giảm!”

Không thuyết phục được chồng mà lại bị chồng thuyết phục lại, chị đành bấm bụng đưa anh cặp nhẫn cưới với chút vàng bao năm tích cóp được để anh mang đi bán.

Ngày Tết cần nhất là thể hiện sự quan tâm, tình cảm của mình dành cho những người thân yêu. (Ảnh minh họa)

Chị Ánh, quê Hà Nam cũng có câu chuyện tương tự. Nhưng, khác với chị Minh, chị hoàn toàn “tự nguyện” đặt mình vào hoàn cảnh như vậy.

Vợ chồng chị Ánh cũng đều từ quê lên thành phố lập nghiệp. Theo chị, ở quê người ta rất hay soi mói để ý. Hai vợ chồng mang tiếng làm ăn ở phố mà biếu Tết bố mẹ ngày càng ít đi thì không chỉ vợ chồng chị, mà cả hai ông bà cũng sẽ mất mặt. Dù chị không cần đến tiếng thơm thì cũng phải nghĩ tới thể diện của nhà chồng. Vì vậy, từ những ngày đầu chị đã xác định “xoay kiểu gì cũng được, miễn phải làm sao cho mát mặt với nhà chồng.”

Chị bảo: “Nếu mình sống ở quê thì không nói làm gì, đằng này mình mang tiếng sống ở thành phố cơ mà? Giàu nghèo thế nào không biết, nhưng phải tỏ ra mình đúng là người ở phố. Cả kể đi vay cũng phải cố để giữ lấy thể diện.”

Năm đầu tiên thu nhập chưa ổn định, anh chị phải tích cóp, vay mượn khắp nơi để biếu bố mẹ chồng 5 triệu. Đợi lúc họ hàng đang túm tụm mổ lợn ăn tết, vợ chồng chị đánh xe con (đi thuê) về đỗ xịch trước sân. Hàng xóm người nào người đấy mắt tròn mắt dẹt, còn chị bước xuống xe, xởi lởi chào hỏi mọi người và còn mang xấp tiền lẻ ra mừng tuổi tất cả trẻ con.

Khỏi phải nói bố mẹ chồng chị đã mát mặt đến mức nào. Những năm tiếp theo anh chị làm ăn khấm khá hơn, số tiền biếu tết cũng cứ tăng lên gấp đôi gấp ba. Đi đến đâu mẹ chồng chị cũng mang chuyện con cái ra kể tự hào. Còn họ hàng làng xóm, người ta nhìn vợ chồng chị với con mắt đầy kính nể, ngưỡng mộ. Thậm chí nhiều ông bà còn mang gương anh chị ra để so sánh với con cái họ.

Ngẫm lại câu chuyện của chị Minh và chị Ánh, trong lòng tôi cứ suy nghĩ mãi. Tết cổ truyền xưa nay vốn là một nét đẹp văn hóa truyền thống, là dịp mà mọi người ai cũng vui vẻ hân hoan. Không biết từ bao giờ cái Tết lại trở thành một gánh nặng và nỗi lo lắng cho nhiều gia đình như thế.

Nhiều gia đình cứ mãi áp lực chuyện Tết này lấy gì mà biếu bố mẹ, Tết này lấy gì chi tiêu. Năm nào cũng vài chục triệu đồng nhưng không qua nổi cái Tết. Nghĩ đi nghĩ lại, có phải là đôi lúc chúng ta quá lịch sự, lịch sự tới mức khiến mình cảm thấy nghèo khó đi vì Tết? Thiết nghĩ, việc biếu quà Tết bằng tiền cũng bắt nguồn từ tục mừng tuổi của dân tộc ta từ ngàn xưa. Nhưng không biết tự bao giờ, những phong bao đỏ chói bên trong chứa những tờ tiền nho nhỏ nhằm chia lộc đầu năm, nay lại dần trở thành những tấm phong bì dày cộp, lạnh cứng.

Ngày nay, người ta đang dần nghĩ rằng, phong bì chính là món quà biếu phù hợp nhất trong mọi hoàn cảnh, nhưng thực sự vẫn có những món quà khiến người ta cảm thấy hạnh phúc dù nó chẳng trị giá bao nhiêu. Ngày Tết cần nhất là thể hiện sự quan tâm, tình cảm của mình dành cho những người thân yêu bên cạnh. Tiền có ít dùng ít, có nhiều dùng nhiều, có kế hoạch thì chẳng lo thiếu tiền chi tiêu ngày Tết. Phải chăng chính chúng ta đang tự tạo áp lực cho mình để rồi biến cái Tết trở thành nỗi lo dai dẳng, mất ăn mất ngủ ngày đêm???

Nguyên Phương (tổng hợp)