Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nỗi lo khô hạn

18:00 | 01/11/2021

1,726 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong khi nhiều hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang phải xả nước để phòng lũ thì ở khu vực phía Bắc nhiều hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi lại đang khô hạn do không có lũ về.
Nỗi lo khô hạn
Thuỷ điện Hoà Bình

Theo tính toán, tổng lượng nước về trong giai đoạn mùa mưa năm nay trên nhánh sông Đà thiếu hụt khoảng 15 tỷ m3 so với trung bình nhiều năm. Nếu lũ tiếp tục không về, khả năng các nhà máy thuỷ điện miền Bắc (như Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang) sẽ phải xả trên 5 tỷ m3 nước xuống hạ du mới có thể đảm bảo nước cho gieo trồng vụ Đông Xuân ở khu vực Trung du và ĐBBB năm 2021-2022. Đây là bài toán đang làm đau đầu các nhà quản lý…

Lượng nước về các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Đà trong mùa mưa năm nay chỉ bằng khoảng 60 - 70% so với trung bình nhiều năm, đặc biệt các lưu vực giữa của các hồ Hòa Bình và Sơn La chỉ bằng 20 - 60% so với trung bình nhiều năm. Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Công ty Thuỷ điện Hoà Bình cho biết thực tế: "Hồ Hòa Bình đến thời điểm này đang còn thiếu khoảng 5,5m nước nữa so với mức nước dâng bình thường, và cũng đang thấp hơn cùng kỳ năm trước tương tự như vậy. Nếu mà tính ra dung tích là đang thiếu hụt khoảng 1,1 tỷ mét khối nước. Điều này sẽ rất khó khăn cho giai đoạn cuối mùa khô năm nay, tức là đến hết năm 2021 cũng như việc chuẩn bị nước cho công tác phát điện cũng như cấp nước chống hạn trong mùa khô năm 2022. Phía công ty thì giờ đang phải giải quyết hai nhiệm vụ: thứ nhất là đảm bảo tích nước hồ dần lên cao trình lên cao nhất có thể được để chuẩn bị cho năm sau; Đồng thời bên cạnh đấy thì vẫn phải lo chuyện chạy để mà xả nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu cho hạ du, khi xả nước xuống thì đảm bảo không riêng cho nhà máy nước sông Đà mà kể cả các vấn đề phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt khác và giao thông đường thủy phía hạ du.."

Theo ông Nguyễn Quốc Chính - Phó trưởng ban kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cả mùa mưa này khu vực miền Bắc hầu như “không có lũ về”. Các hồ thuỷ điện lớn như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Chát trên lưu vực sông Đà hiện cũng chỉ tích được khoảng 60% dung tích hữu ích.

Thế nhưng, đang có ít nhất 5 nhiệm vụ quan trọng “cõng” trên từng giọt nước nơi này, từ đảm bảo an toàn giao thông thuỷ, cấp nước hạ du phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân đến đảm bảo cấp điện mùa khô và “phủ đỉnh”, giữ an toàn cho hệ thống điện. Ông Nguyễn Quốc Chính, cho biết: "Chúng tôi cũng đã gửi văn bản tới Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn đề nghị các Bộ chỉ đạo các địa phương chủ động xem xét nhu cầu mùa vụ, giống cây trồng để chuẩn bị tốt nhất cho các đợt đổ ải cuối năm vụ Đông Xuân 2021-2022 như hằng năm với diện tích khoảng 630-640.000 héc ta. Cùng với nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực thì an ninh năng lượng cũng rất quan trọng. Và cũng phải cung cấp đủ nước cho nhân dân vùng hạ du như Nhà máy nước sạch Sông Đà đang cấp nước cho khoảng 1/3 cư dân của thành phố Hà Nội. Vì thế, cho nên là nhiệm vụ cấp nước cho nông nghiệp, cho sinh hoạt cũng như là nhiệm vụ là tích nước để làm sao việc cung cấp điện trong cao điểm của mùa khô năm 2022 cũng được cung cấp đầy đủ. EVN cũng đang trình một loạt các giải pháp để gửi các bộ, các ban, ngành.."

Trở lại với thực tế của hồ Thuỷ điện Hoà Bình, vừa phải thực hiện tích nước trong bối cảnh không có lũ về, nhưng vẫn phải xả nước về hạ du thông qua phát điện với lưu lượng chạy máy tối thiểu 600-700m3/s trong 2 tháng cuối năm này, ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Công ty Thuỷ điện Hoà Bình kiến nghị: "Cũng trên tinh thần như chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản, chúng tôi nghĩ - thứ nhất là với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cố gắng phải có cải tạo hệ thống thủy lợi, lấy nước trong khô năm tới, làm sao để thuận lợi nhất và đạt được trong điều kiện của hồ Hoà Bình. Thứ hai là với Nhà máy nước sông Đà lại thì các cấp chính quyền địa phương có liên quan như là Hòa Bình, Hà Nội cần tập trung chỉ đạo quyết liệt để Nhà máy nước này làm sao mà việc lấy nước nó không phụ thuộc vào việc xả nước của hồ Hoà Bình.."

Trong bối cảnh suốt 10 tháng của năm 2021 không xuất hiện lũ lớn trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình, mực nước các hồ chứa lớn, quan trọng đều đang ở mức rất thấp, ngày 08/10/2021 Bộ Tài Nguyên Môi trường đã phải phát đi văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du lưu vực sông Hồng những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, trong đó xác định rõ 5 đối tượng cần phải tập trung thực hiện.

Trên thực tế, việc sử dụng nguồn nước của ta còn chưa hiệu quả. Chỉ tính riêng việc lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân ở khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ còn khá lãng phí. Theo nhiều chuyên gia, trong khoảng 5 tỷ m3 nước được xả ra hàng năm từ các hồ chứa thuỷ điện phục vụ gieo cấy, có đến hơn nửa trong số này đã chảy ra biển do thiếu hệ thống tích trữ, hệ thống thuỷ nông, công trình thuỷ lợi… chưa được đầu tư, cải tạo, nâng cấp cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Nguyên Long (Icon.com.vn)

Điện gió Kosy Bạc Liêu đi vào vận hành thương mạiĐiện gió Kosy Bạc Liêu đi vào vận hành thương mại
EVN: Đã có 42 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mạiEVN: Đã có 42 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại
Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh TânTập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân
EVN tiết kiệm hiệu quả nguồn lực nhờ đấu thầu qua mạngEVN tiết kiệm hiệu quả nguồn lực nhờ đấu thầu qua mạng
Không thể phụ thuộc vào nguồn điện “đỏng đảnh” gió và mặt trờiKhông thể phụ thuộc vào nguồn điện “đỏng đảnh” gió và mặt trời