Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nợ xấu gia tăng do dịch bệnh làm chậm quá trình tái cơ cấu của các ngân hàng

13:55 | 22/06/2020

256 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, nợ xấu gia tăng đã làm chậm quá trình tái cấu trúc, nếu không có dịch bệnh Covid-19 thì có thể năm nay toàn ngành Ngân hàng đã có một bức tranh sáng sủa về giải quyết nợ xấu.

Đánh giá về quá trình tái cơ cấu của các ngân hàng trong thời gian qua, giới chuyên gia tài chính nhìn nhận, xét về mặt tích cực, ngành Ngân hàng đã có sự chuyển đổi rất khả quan qua từng giai đoạn tái cơ cấu. Giai đoạn 2 tái cơ cấu đang đi gần đến cuối đường và nhiều ý kiến cho rằng, giai đoạn này đã ghi nhận sự thay đổi khá rõ rệt về tái cơ cấu tổ chức ngân hàng so với thời điểm trước, nhất là trong 3 năm trở lại đây.

no xau gia tang do dich benh lam cham qua trinh tai co cau cua cac ngan hang
Nợ xấu làm chậm quá trình tái cơ cấu của các ngân hàng

Các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt vấn đề về hỗ trợ, tham gia xử lý TCTD yếu kém, định hướng nội dung trong hoạt động của toàn hệ thống.

Cùng với đó, các NHTM cổ phần tiếp tục được củng cố, chấn chỉnh các mặt về tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng.

Tuy nhiên, bước sang đầu năm 2020, dịch Covid-19 xảy ra, nợ xấu tăng lên đe dọa việc thực hiện mục tiêu của Quyết định 1058/QĐ-TTg năm 2017 về Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” đang ở giai đoạn nước rút, đặc biệt là nợ xấu. Tại một số ngân hàng có nợ xấu lớn, xử lý nợ xấu gần như sắp đến “đích”, nay có nguy cơ không đạt được.

TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, nợ xấu gia tăng đã làm chậm quá trình tái cấu trúc, nếu không có dịch bệnh Covid-19 thì có thể năm nay toàn ngành đã có một bức tranh sáng sủa về giải quyết nợ xấu. Chưa kể các ngân hàng đều đang phải nỗ lực để có thể đáp ứng được quy định Thông tư 41 theo chuẩn Basel II, duy trì tỷ lệ CAR tối thiểu 8%.

Theo TS Hiếu, nhiều ngân hàng trong năm vừa qua cố gắng tăng vốn điều lệ nhưng Covid-19 đã làm chậm tiến trình này. Đặc biệt việc rót vốn của các nhà đầu tư nước ngoài với một số nhà băng cũng bị hoãn lại bởi ngay chính tại quốc gia của họ cũng chịu tác động rất tiêu cực từ dịch, ảnh hưởng tính thanh khoản của ngân hàng trên toàn thế giới.

Tính đến tháng 6/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng là dưới 2% và nợ xấu cả năm có thể đạt được mục tiêu của Quyết định 1058 là dưới 3%.

Dù tỷ lệ nợ xấu theo Quyết định 1058/QĐ-TTg có thể đạt mục tiêu, song giới chuyên gia cảnh báo, nếu không có Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép ngân hàng thương mại được cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu đã vượt 3%. Điều này có nghĩa, rủi ro nợ xấu dồn lại cho những năm tới là khá lớn.

Trước những lo ngại nợ xấu gia tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, dù nợ xấu có nguy cơ tăng, song đến giờ phút này, gần như tất cả chỉ tiêu quan trọng của Quyết định 1058/QĐ-TTg được các tổ chức tín dụng thực hiện khá tốt.

P.V

no xau gia tang do dich benh lam cham qua trinh tai co cau cua cac ngan hangNgân hàng ồ ạt chào bán nhà, thiết bị máy móc, ô tô và ... vỏ bình gas
no xau gia tang do dich benh lam cham qua trinh tai co cau cua cac ngan hangDịch bệnh Covid-19 có nguy cơ thổi bay nỗ lực xử lý nợ xấu
no xau gia tang do dich benh lam cham qua trinh tai co cau cua cac ngan hangNhiều ngân hàng sẽ đối mặt với khó khăn lớn trong quý II/2020