Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Công nghiệp điện tử Việt Nam:

Nhường sân cho doanh nghiệp ngoại?

07:00 | 01/06/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có thời kỳ được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn với những tham vọng lớn. Thế nhưng, kết quả thu được trong nhiều năm qua cho thấy ngành này hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI, còn doanh nghiệp trong nước rất yếu và đang dần rời bỏ “cuộc chơi”. Đã đến lúc chúng ta phải tỉnh dậy để giành “bóng” về sân nhà.

Trình độ còn non yếu

Hiện nay, sản phẩm điện tử của nước ta đã xuất khẩu đi gần 50 nước trong khu vực và thế giới. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử đã đạt được gần 20 tỉ USD. Đây là một con số đáng mừng trong bức tranh rất xấu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hơn 90% kim ngạch xuất khẩu do khối FDI thực hiện. Đây chính là điều rất đáng lo ngại đối với ngành công nghiệp điện tử vốn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Điều đáng nói hơn là đa số doanh nghiệp điện tử nhập khẩu linh kiện, có doanh nghiệp nhập khẩu 100% linh kiện và nguyên vật liệu. Tỷ lệ nội địa hóa, nếu có trong một sản phẩm điện tử như tivi, máy nghe nhạc… xuất khẩu chỉ là vỏ nhựa, thùng các-tông và xốp. Trong khi đó, nhiều sản phẩm điện tử nhập nguyên chiếc có giá còn rẻ hơn cả hàng lắp ráp trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp nội chủ yếu làm hàng tiêu thụ trong nước nên số lượng sản phẩm không nhiều, lợi nhuận rất thấp, thậm chí lỗ nên không có khả năng đầu tư cho công nghệ mới.

Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp ngoại đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản với các thương hiệu nổi tiếng như Canon, Samsung, Brother… đang thực sự thu hẹp thị phần của các doanh nghiệp nội. Mới đây, Samsung đã khởi công dự án xây dựng nhà máy sản xuất thứ 2 tại Việt Nam ở Thái Nguyên với  mức đầu tư 2 tỉ USD. Nhà máy sản xuất thứ nhất của Samsung tại Bắc Ninh cũng được đầu tư với số vốn lên đến hàng tỉ USD. Những dự án này được đánh giá là có sức lan tỏa đến các doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Tuy nhiên cũng chỉ là sự ăn theo cung cấp những vật tư linh kiện đơn giản (nhà máy điện thoại di động Samsung Bắc Ninh cần đến 200 nhà cung cấp, trong đó chỉ có khoảng 50 nhà cung cấp trong nước). Gần đây nhất Tập đoàn Panasonic (Nhật Bản) cũng đã đầu tư 4 tỉ yen xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng điện và điện tử tại tỉnh Bình Dương và Tập đoàn Winter (Đài Loan - Trung Quốc) đầu tư 870 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất màn hình cảm ứng tại tỉnh Bắc Giang.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất phụ tùng linh kiện đi theo hỗ trợ công nghiệp điện tử trong nước cũng đang phát triển chậm và không đáp ứng được nhu cầu của nhà sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam không tham gia được chuỗi cung cấp đầu vào hay chuỗi giá trị của các doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù gọi là ngành công nghệ cao, nhưng phần “cao” lại không nằm ở Việt Nam mà nằm ở nước khác. Nhà nước không thu được thuế từ hoạt động lắp ráp xuất khẩu, trong khi đó, một số doanh nghiệp trong nước đã từng sản xuất được nhiều loại linh kiện điện tử nhưng không thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu có thuế suất thấp nên đã phải ngừng sản xuất.

Giành lại sân nhà

Hiện mức độ phổ cập một số sản phẩm gia dụng chính trong các hộ gia đình ở Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Lĩnh vực này còn có nhiều khả năng mở rộng trong nhiều năm tới. Để phát huy hết khả năng của mình, trong giai đoạn trước mắt, ngoài việc sản xuất hoàn chỉnh một số thiết bị đơn giản như tủ lạnh, điều hòa, máy giặt… phục vụ thị trường trong nước và một số thị trường tại châu Phi, Nam Mỹ. Theo ông Trương Thanh Hoài, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương: “Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam nên phát triển theo hướng cố gắng tham gia mức cao nhất vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đã có thương hiệu và thị trường toàn cầu để nâng cao trình độ sản xuất và làm chủ công nghệ”.

Thực tế, việc tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn, trong điều kiện giá nhân công không còn lợi thế cạnh tranh, giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp này cũng được hưởng ở mức ưu đãi và ổn định sẽ giảm được giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. “Việc tham gia chuỗi cung ứng của các tập đoàn sẽ có tác dụng lôi kéo, thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử phát triển bền vững, tiến tới tạo được sản phẩm hoàn chỉnh với tỷ lệ nội địa hóa cao trong tương lai, có tác dụng lan tỏa đến các ngành sản xuất liên quan như cơ điện tử, sản xuất thiết bị y tế, máy in” - Ông Hoài khẳng định.

Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất cái gì, cho ai do thị trường quyết định. Để doanh nghiệp quyết định đầu tư sản xuất một mặt hàng thì doanh nghiệp phải xem xét đầu ra, trong đó, các yếu tố như giá cả, chất lượng và khả năng đáp ứng các yếu tố quyết định. Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước cũng chỉ là biện pháp bổ sung. Dung lượng thị trường còn nhỏ do chưa tham gia được chuỗi cung ứng, chưa đảm bảo quy mô công suất sản xuất kinh tế đối với công nghiệp hỗ trợ.

Mổ xẻ nguyên nhân khiến ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam thời gian qua khó phát triển, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, nhập linh kiện máy móc, nguyên liệu từ các nước sở tại sang Việt Nam với mức giá rẻ gây khó khăn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước. “Nếu vấn đề này không kiểm soát được chặt chẽ thì việc phát triển của ngành công nghiệp điện tử là bất khả thi” một chuyên gia kinh tế khẳng định.

Mặt khác, do sức cạnh tranh của các cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ còn thấp. Đặc biệt, thiếu sự phối kết hợp, phân giao chuyên môn hóa giữa các cơ sở sản xuất hỗ trợ. Vì thế phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc liên kết giữa các nhà sản xuất chính với các nhà thầu phụ, giữa các nhà thầu phụ với nhau, giữa các DN FDI với các doanh nghiệp nội địa là điều hết sức cần thiết.

Ngoài ra, do đổi mới hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp bộ còn mang tính chia cắt lớn, nhiều cơ quan thuộc nhiều bộ khác nhau cùng có trách nhiệm và quyền hạn trong việc xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách đối với sự phát triển của công nghiệp điện tử, trong khi sự phối hợp này còn ở mức độ thấp.

“Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử và điện thoại di động đạt khoảng 20 tỉ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, dệt may. Theo đó, ngành điện tử phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử và điện thoại di động từ mức 20 tỉ USD/năm như hiện nay lên 40 tỉ USD vào năm 2017” Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho hay.

Đức Minh