Những thương vụ thâu tóm “đình đám” nhất năm 2023
Theo báo cáo do gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu PwC thực hiện, kể từ đầu năm đến nay, lĩnh vực M&A toàn cầu đã có nhiều thay đổi, việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng tăng, lạm phát giảm tốc, lãi suất lên đỉnh và một số ngân hàng phá sản. Do đó, phần lớn các giao dịch M&A được diễn ra trong các lĩnh vực như chuyển đổi kỹ thuật số, dược phẩm và kinh doanh bền vững.
Năm 2023 cũng là năm chứng kiến sự sụt giảm của các thương vụ thâu tóm và sáp nhập lớn trên toàn cầu. |
Năm 2023 cũng là năm chứng kiến sự sụt giảm của các thương vụ lớn, hầu hết các giám đốc điều hành đang dựa vào M&A ở thị trường tầm trung để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi chiến lược. Tuy nhiên, đây tiếp tục là một năm thành công đối với hoạt động M&A toàn cầu.
Hãy cùng nhìn lại năm thương vụ M&A lớn nhất được dự đoán hoặc đã hoàn tất trong năm nay:
Thương vụ M&A xếp thứ 5 trong số những thương vụ lớn nhất năm 2023 là một vụ mua lại trong lĩnh vực nông nghiệp. Công ty kinh doanh nông sản và thực phẩm của Mỹ, Bunge mua lại Viterra, công ty kinh doanh nông nghiệp có trụ sở tại Rotterdam, Hà Lan trong một thỏa thuận trị giá 18 tỷ USD.
Các cổ đông của Viterra sẽ nhận được khoảng 65,6 triệu cổ phiếu Bunge, trị giá xấp xỉ 6,2 tỷ USD và 2 tỷ USD tiền mặt. Trong khi đó, Bunge sẽ gánh khoản nợ 9,8 tỷ USD của Viterra. Bunge cho biết, việc sáp nhập sẽ tạo ra một công ty trị giá 34 tỷ USD bao gồm cả nợ, dự kiến sẽ hoàn tất vào giữa năm 2024 sau khi các điều kiện kết thúc được đáp ứng và các cơ quan quản lý đã ký kết thỏa thuận.
Đây được coi là một thương vụ có quy mô “chưa từng có” trong lĩnh vực nông nghiệp toàn cầu và sẽ tạo ra một gã khổng lồ kinh doanh nông nghiệp ở quy mô toàn cầu, tiệm cận với các gã khổng lồ ngành như là Archer-Daniels-Midland hay Cargill.
Thương vụ thâu tóm được xếp thứ tư cũng là một công ty của Mỹ, công ty khai thác vàng, Newmont đã đạt được thỏa thuậnvới trị giá 19 tỷ USD để mua lại đối thủ Úc, Newcrest Mining.
Thỏa thuận này cho phép Newmont đảm bảo vị thế là nhà sản xuất vàng thỏi lớn nhất toàn cầu, với các mỏ nằm ở Mỹ, Châu Phi, Úc và Papua. New Guinea. Việc mua lại dự kiến sẽ tạo ra khoản cộng hưởng trước thuế là 0,5 tỷ USD và cải thiện ít nhất 2 tỷ USD tiền mặt trong vòng hai năm kể từ khi hoàn tất.
Tiếp sau là một thương vụ trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe. Vào tháng 10 năm 2023, Amgen, công ty dược phẩm sinh học đã hoàn tất thương vụ gây tranh cãi nhất trong năm để mua lại nhà sản xuất dược phẩm Horizon Therapeutics có trụ sở tại Ireland với giá trị 27,8 tỷ USD. Việc mua lại được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2022 và hai công ty dự kiến hoàn tất thương vụ vào quý 4 năm 2023.
Thương vụ gây nhiều tranh cãi nhất khi Amgen mua lại Horizon Therapeutics. |
Tuy nhiên, thương vụ Amgen mua lại Horizon Therapeutics vẫn chưa thể được coi là thương vụ lớn nhất năm trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe, mà phải là thương vụ Pfizer mua lại Seagen.
Pfizer, một công ty dược phẩm và công nghệ sinh học đa quốc gia của Mỹ, đã thâu tóm thành công Seagen, một công ty công nghệ sinh học cũng của Mỹ, với tổng giá trị lên tới 43 tỷ USD.
Y học và chuyên môn của Seagen về Liên hợp kháng thể-thuốc (ADC) rất hữu ích trong danh mục ung thư của Pfizer. Do đó, Seagen dự định đóng góp hơn 10 tỷ USD cho Pfizer trong doanh thu được điều chỉnh theo rủi ro vào năm 2030.
Sau tất cả, một thương vụ được chờ đợi nhất và cũng là thương vụ lớn nhất trong năm được diễn ra trong lĩnh vực bán dẫn. Broadcom, một trong những công ty bán dẫn hàng đầu thế giới, đã mua lại thành công VMware, một công ty công nghệ của Mỹ với giá 69 tỷ USD.
"Gã khổng lồ" trong ngành bán dẫn là Broadcom đã thực hiện thương vụ đình đám nhất năm 2023. |
Khi được công bố lần đầu vào tháng 5 năm 2022, thỏa thuận này có giá trị 61 tỷ USD nhưng con số này đã tăng lên 69 tỷ USD vào năm 2023. Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh cuối cùng đã phê duyệt giao dịch trị giá 69 tỷ USD.
Việc sáp nhập sẽ cho phép Broadcom nhanh chóng áp dụng các công nghệ đám mây. Hơn nữa, nó cũng sẽ cấp cho VMware nguồn tài chính để tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển.
Nhìn chung, theo các nhà phân tích, bất chấp những bất ổn kinh tế và thách thức địa chính trị, sự gia tăng hoạt động hiện nay giữa các lĩnh vực, cùng với tác động biến đổi của trí tuệ nhân tạo, cho thấy một bối cảnh kinh doanh năng động và đang phát triển. Trong khi những thách thức vẫn còn tồn tại, nhưng khả năng phục hồi của các giao dịch có thể sẽ đến vào năm 2024.
Doanh nghiệp “bán mình” giá nào: Hai mặt của M&A |
Chiến lược thực thi M&A hiệu quả |
Giải bài toán khó trong M&A |
Làn sóng sáp nhập có thể đẩy cả ngành dầu khí Mỹ rơi vào tay những gã khổng lồ |
Theo Diễn đàn doanh nghiệp