Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những nguy cơ từ yêu cầu thu hồi hơn 6.126 tỷ đồng trong đại án Phạm Công Danh

19:55 | 26/01/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Kiến nghị trách nhiệm bồi thường 6.127 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB) trong phiên toà xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm có cơ sở pháp lý không thuyết phục.
nhung nguy co tu yeu cau thu hoi hon 6126 ty dong trong dai an pham cong danh
Ảnh minh hoạ.

Nguy cơ thu nợ đúng thành sai

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật Basico đồng thời là thành viên Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng, kiến nghị thu hồi 6.127 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank để khắc phục hậu quả, trong đó, khoản tiền từ BIDV là hơn 2.550 tỷ đồng là nguy cơ thu nợ đúng thành sai. Lý do là kết luận Giám định của Ngân hàng Nhà nước đã xác định rõ: Việc BIDV thực hiện thu hồi nợ là đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng, tức là mặc nhiên thừa nhận nguồn tiền thu nợ từ tài khoản của chính các khách hàng vay là hợp pháp.

Nếu đặt vấn đề xem xét tính hợp pháp của nguồn trả nợ có nghĩa là, bất cứ việc thu hồi nợ nào của tổ chức tín dụng (TCTD) từ tài khoản của khách hàng cũng đòi hỏi phải chứng minh nguồn tiền trả nợ là hợp pháp. Đó là yêu cầu bất hợp lý, trái với quy định của pháp luật ngân hàng.

Việc không truy hồi các nguồn tiền đã thu nợ một cách hợp pháp là phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo sự an toàn tối thiểu cho các tổ chức tín dụng (TCTD), kể cả các TCTD nước ngoài.

BIDV đã thu nợ của 12 công ty do VNCB giới thiệu một cách hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật, hợp lệ theo đúng thông lệ thị trường trong nước và quốc tế. Nếu lật lại vấn đề, thì sẽ gây nguy cơ rất lớn cho thị trường tài chính tín dụng, đặc biệt sẽ cản trở hoạt động thu hồi nợ nói chung, nợ xấu nói riêng. Cho vay thì phải thẩm định, xem xét kỹ lưỡng, nhưng nếu thu nợ cũng phải điều tra, xác minh để chọn đúng tiền thu thì sẽ là chuyện đánh đố, trong khi pháp luật không có quy định rằng ngân hàng buộc phải biết nguồn gốc của số tiền trả nợ.

Nguy cơ xâm phạm nghiệm trọng quyền lợi Nhà nước

Xét từ phía BIDV, các khoản tiền thu nợ đã được phân bổ theo các cấu phần thu nhập, chi phí theo pháp luật. Trong số đó, bao gồm nhiều khoản đã chi trong năm 2014, 2015 như trả tiền gửi, trả lãi tiền gửi huy động từ dân cư, chi trả lãi vay, chi nộp thuế, chi trả cổ tức cho cổ đông (trong đó có cổ đông lớn nhất là nhà nước).

Tất cả các khoản tiền thu nợ và việc phân bổ chi phí nêu trên đã được thực hiện hạch toán kế toán theo đúng quy định của pháp luật kế toán và ghi nhận tại các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hằng năm (do các công ty kiểm toán quốc tế có uy tín thực hiện) đảm bảo tính khách quan và công khai minh bạch quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu đặt ra vấn đề trả lại thì việc giải quyết hệ quả của các giao dịch, hạch toán nêu trên như thế nào?

Các khoản vay đều được bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp theo đúng quy định. Do khách hàng vay đã trả được nợ, nên BIDV đã tất toán khoản vay từ năm 2014 và giải chấp các tài sản bảo đảm. Nếu thu hồi số tiền đã thu nợ thì khoản vay đang từ có đầy đủ thành không có tài sản bảo đảm. Nguy cơ nhãn tiền là sẽ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, cổ đông chiếm 95% vốn cổ phần tại BIDV. Không những thế, việc này còn kéo theo rất nhiều hệ lụy pháp lý rắc rối liên quan.

nhung nguy co tu yeu cau thu hoi hon 6126 ty dong trong dai an pham cong danh
Phiên toà xét xử Phạm Công Danh và các đồng phạm.

Nguy cơ trái pháp luật

Theo nguyên tắc của pháp luật, vụ việc cố ý làm trái xảy ra tại VNCB, trong đó các cán bộ, nhân viên VNCB đóng vai trò quyết định trong việc phạm tội cũng như gây ra thiệt hại cho VNCB, thì trước hết và cuối cùng ngân hàng này phải gánh chịu hậu quả. Các ngân hàng khác không thể chịu thay trách nhiệm cho VNCB, dù các cán bộ, nhân viên liên quan của họ có sai phạm, vì chỉ có vai trò phụ, thứ yếu. Nếu chịu thay thì sẽ trái với nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự.

Theo đại diện BIDV, bà Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Ban Pháp chế BIDV, trong phần trả lời luật sư Nguyễn Huy Thiệp hôm 13/1/2018 tại tòa đã khẳng định: Toàn bộ số tiền mà BIDV đã thu nợ là từ tài khoản của chính các công ty đã mở tại BIDV, chứ không phải từ tiền gửi của VNCB trước đó đã gửi cầm cố tại BIDV. Do đó, việc thất thoát của VNCB phải được thu hồi từ chỗ khác, nơi đã thực sự sử dụng và chiếm đoạt tiền của VNCB. Nếu phải trả lại thì việc này sẽ trái với các nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng…

Cũng cùng quan điểm này, tại văn bản số 15/HHNN-PLNV về việc “Phản ánh của 3 ngân hàng thương mại về nội dung liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm” gửi lên các cấp lãnh đạo, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cũng cho rằng: “Giao dịch phát sinh từ các hợp đồng tín dụng của các ngân hàng với khách hàng là giao dịch hợp pháp thì việc thu nợ từ tài khoản của bên có nghĩa vụ là ngay tình và được pháp luật bảo vệ (Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015). Việc thực hiện yêu cầu trên sẽ không bảo đảm quyền và lợi ích của các ngân hàng theo quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, trong vụ án nêu trên, thiệt hại của VNCB xảy ra trước khi Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc và do chính sai phạm của VNCB, của những người quản lý điều hành gây nên. Đó cũng chính là lý do mà bị cáo Phạm Công Danh đã phải chuyển quyền sở hữu ngân hàng (tư cách cổ đông) cho Nhà nước. Lật lại vấn đề này, thì sẽ gây ra những hệ luỵ phức tạp liên quan pháp luật kiểm toán, kế toán, ngân hàng, doanh nghiệp…

Cuối cùng, cho dù ngân hàng nào và những sai có sai phạm gì, nhưng qua hồ sơ vụ án, cáo trạng, cũng như kết quả xét hỏi công khai tại phiên toà đã cho thấy rõ một điều, việc thu nợ của 3 ngân hàng chỉ là đòi lại tiền mà họ đã cho vay, tức tiền của chủ sở hữu cuối cùng đã được trả về cho chính chủ sở hữu. Nếu tiền của chính 3 ngân hàng cho vay lại phải mang bồi thường cho VNCB thì trái với nguyên tắc tín dụng có vay có trả, đồng thời cũng trái với nguyên tắc xử lý vật chứng của vụ án hình sự.

Như vậy, nếu phải thu hồi 6.127 tỷ đồng của 3 ngân hàng tại phiên toà xét xử vụ án Phạm Công Danh xảy ra tại VNCB theo đề nghị của Viện kiểm sát TP Hồ Chí Minh sẽ tạo ra những nguy cơ lớn cho hoạt động tín dụng, ngân hàng, theo VNBA tại văn bản nêu trên thì: ”Có thể dẫn đến hàng loạt các giao dịch vay vốn, gửi tiền với giá trị nhiều tỷ đồng có nguy cơ xảy ra tranh chấp, làm xáo trộn các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại hợp pháp, hợp lệ đang vận hành bình thường, không gặp vướng mắc gì. Theo đó, số tiền đã thu nợ hợp pháp, hợp lệ và được tất toán từ nhiều năm trước bất cứ khi nào cũng có thể bị bên vay lật lại, đòi lại vì cho rằng nguồn tiền đã trả nợ không hợp pháp hoặc bị thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Thành Hải

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 88,000 90,000
AVPL/SJC HCM 88,000 90,000
AVPL/SJC ĐN 87,000 89,000
Nguyên liệu 9999 - HN 88,500 88,900
Nguyên liệu 999 - HN 88,500 88,800
AVPL/SJC Cần Thơ 88,000 90,000
Cập nhật: 31/10/2024 08:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 88.400 89.500
TPHCM - SJC 88.000 90.000
Hà Nội - PNJ 88.400 89.500
Hà Nội - SJC 88.000 90.000
Đà Nẵng - PNJ 88.400 89.500
Đà Nẵng - SJC 88.000 90.000
Miền Tây - PNJ 88.400 89.500
Miền Tây - SJC 88.000 90.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 88.400 89.500
Giá vàng nữ trang - SJC 88.000 90.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 88.400
Giá vàng nữ trang - SJC 88.000 90.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 88.400
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 88.300 89.100
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 88.210 89.010
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 87.310 88.310
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 81.220 81.720
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 65.580 66.980
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 59.340 60.740
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 56.670 58.070
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 53.100 54.500
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 50.870 52.270
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 35.820 37.220
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 32.160 33.560
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 28.150 29.550
Cập nhật: 31/10/2024 08:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,750 8,950
Trang sức 99.9 8,740 8,940
NL 99.99 8,800
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,770
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,840 8,960
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,840 8,960
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,840 8,960
Miếng SJC Thái Bình 8,800 9,000
Miếng SJC Nghệ An 8,800 9,000
Miếng SJC Hà Nội 8,800 9,000
Cập nhật: 31/10/2024 08:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,213.48 16,377.26 16,902.76
CAD 17,735.27 17,914.41 18,489.24
CHF 28,452.97 28,740.37 29,662.57
CNY 3,461.99 3,496.96 3,609.17
DKK - 3,609.29 3,747.53
EUR 26,725.01 26,994.96 28,190.55
GBP 32,101.56 32,425.82 33,466.28
HKD 3,173.12 3,205.17 3,308.01
INR - 300.17 312.17
JPY 159.53 161.15 168.81
KRW 15.90 17.66 19.16
KWD - 82,341.84 85,634.28
MYR - 5,718.46 5,843.22
NOK - 2,271.52 2,367.97
RUB - 247.82 274.35
SAR - 6,718.02 6,986.64
SEK - 2,332.77 2,431.83
SGD 18,641.67 18,829.97 19,434.18
THB 663.59 737.32 765.56
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 31/10/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,140.00 25,155.00 25,455.00
EUR 26,862.00 26,970.00 28,055.00
GBP 32,329.00 32,459.00 33,406.00
HKD 3,193.00 3,206.00 3,308.00
CHF 28,642.00 28,757.00 29,601.00
JPY 161.34 161.99 168.93
AUD 16,311.00 16,377.00 16,860.00
SGD 18,790.00 18,865.00 19,380.00
THB 733.00 736.00 767.00
CAD 17,867.00 17,939.00 18,442.00
NZD 14,873.00 15,356.00
KRW 17.55 19.27
Cập nhật: 31/10/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25122 25122 25458
AUD 16278 16378 16948
CAD 17821 17921 18477
CHF 28766 28796 29603
CNY 0 3515.1 0
CZK 0 1040 0
DKK 0 3670 0
EUR 26957 27057 27929
GBP 32362 32412 33530
HKD 0 3280 0
JPY 162.27 162.77 169.28
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18 0
LAK 0 1.072 0
MYR 0 6027 0
NOK 0 2312 0
NZD 0 14941 0
PHP 0 415 0
SEK 0 2398 0
SGD 18733 18863 19594
THB 0 695.2 0
TWD 0 790 0
XAU 8800000 8800000 9000000
XBJ 8200000 8200000 8700000
Cập nhật: 31/10/2024 08:00