Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những ngành học nào có điểm chuẩn "đụng trần" năm nay?

21:33 | 19/09/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiều ngành học thuộc khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn năm nay có điểm chuẩn gần chạm ngưỡng tuyệt đối.
Điểm thi đại học cận ngưỡng tuyệt đối: Hết sức nguy hiểm!Điểm thi đại học cận ngưỡng tuyệt đối: Hết sức nguy hiểm!
Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường hướng dẫn thí sinh quy trình xác nhận nhập họcBộ GD&ĐT yêu cầu các trường hướng dẫn thí sinh quy trình xác nhận nhập học

Hàn Quốc học, Đông phương học và Quan hệ công chúng vốn là những ngành luôn có điểm chuẩn dẫn đầu qua các năm. Năm nay, tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, ở tổ hợp xét tuyển C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), 3 ngành này có mức điểm chuẩn cao nhất, lên tới 29,95 điểm.

Năm 2021, điểm chuẩn các ngành Hàn Quốc học, Đông phương học và Quan hệ công chúng (tổ hợp C00) lần lượt là 30, 29,8 và 29,3 điểm.

Năm nay, nhà trường tuyển 24 sinh viên ngành Hàn Quốc học, 25 sinh viên ngành Đông phương học và 27 sinh viên ngành Quan hệ công chúng (theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT).

Trong năm đầu tiên tuyển sinh ngành Trung Quốc học, Học viện Ngoại giao đã lấy 29,25 điểm khối C00, điểm chuẩn cao nhất trường. Chỉ tiêu tuyển sinh của ngành này là 40 dành cho tất các phương thức, trong đó chỉ có 10 chỉ tiêu xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT ở 5 tổ hợp môn. Như vậy, mỗi tổ hợp môn chỉ có 2 thí sinh trúng tuyển ngành này. Ngành Hàn Quốc học của trường này cũng lấy tới 29 điểm ở tổ hợp C00.

Những ngành học nào có điểm chuẩn đụng trần năm nay? - 1
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (Ảnh: Mạnh Quân).

Đối với nhóm ngành Báo chí, Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội gây bất ngờ khi thông báo điểm chuẩn ngành Báo chí lên tới 29,9 điểm, tăng 1,1 điểm so với năm 2021. Ngành này cũng có điểm chuẩn dẫn đầu Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM với 28,25 điểm.

Năm nay, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội nhận về trên 2.500 nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ngành Báo chí ở khối C00. Trong khi ngành này tuyển 110 sinh viên hệ đại trà và chất lượng cao. Trong 55 chỉ tiêu hệ đại trà, có 25 chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, chia cho 6 khối. Như vậy, mỗi tổ hợp chưa có tới 5 chỉ tiêu trúng tuyển. Đây được cho là một trong những lý do khiến điểm chuẩn ngành Báo chí gây "sốc".

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trên thang điểm 40, ngành Báo chí, chuyên ngành báo truyền hình lấy 37,19 điểm, cao thứ 3 toàn trường; Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử lấy 36,5 điểm, Truyền thông quốc tế với 36,99 điểm; Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp lấy 37,6 điểm; tất cả xét trên tổ hợp D78, R26.

Truyền thông Đa phương tiện là ngành có điểm đầu vào cao nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ở tổ hợp C15 với 29,25 điểm (thang điểm 30). Năm 2021, ngành này cũng dẫn đầu về điểm chuẩn với 28,6 điểm.

Những ngành học nào có điểm chuẩn đụng trần năm nay? - 2
Sinh viên Báo chí tác nghiệp tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Ảnh: Nguyễn Liên).

Với nhóm ngành Luật, Trường ĐH Luật Hà Nội lấy điểm đầu vào cao nhất với 29,5 điểm ngành Luật Kinh tế, khối C00. Xếp thứ 2 là ngành Luật, khối C00 của trường này lấy 28,75 điểm. Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội có điểm chuẩn lên tới 28,25 điểm, khối C00.

Khối ngành Sư phạm năm nay cũng chứng kiến mức điểm trúng tuyển ấn tượng.

Tại Trường ĐH Hồng Đức, thí sinh muốn đỗ vào các ngành Sư phạm Lịch sử chất lượng cao và Sư phạm Ngữ Văn chất lượng cao phải có điểm chuẩn gần tuyệt đối, với 39,92 điểm (thang điểm 40).

Số chỉ tiêu cho 2 ngành trên không nhiều. Năm 2022, Trường ĐH Hồng Đức chỉ dành 20 chỉ tiêu cho ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao; ngành Sư phạm Lịch sử chất lượng cao tuyển 15 chỉ tiêu.

Trên thang điểm 40, điểm trúng tuyển ngành Sư phạm Lịch sử của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 là 38,67 điểm, ngành Sư phạm Ngữ Văn lấy 37,17 điểm.

Trên thang điểm 30, điểm chuẩn ngành Sư phạm Lịch sử của Trường ĐH Sư phạm TPHCM tăng 2,8 điểm ở tất cả các tổ hợp. Cụ thể, điểm trúng tuyển ngành này năm nay là 28,8 điểm (năm 2021 là 26 điểm).

Trường ĐH Sư phạm cũng là trường có điểm đầu vào cao nhất trong 10 đơn vị thuộc ĐH Thái Nguyên. Trong đó, ngành có điểm đầu vào cao nhất theo kết quả học tập THPT là ngành Sư phạm Toán học, với 28,15 điểm.

Ở nhóm ngành Ngôn ngữ, có những ngành lấy điểm đầu vào "đụng trần". Tại Học viện Khoa học quân sự, ngành Ngôn ngữ Nga lấy điểm chuẩn cao nhất với 29,79 điểm (đối với nữ), cao thứ hai là Ngôn ngữ Anh với 28,29 điểm (đối với nữ), Ngôn ngữ Trung Quốc là 28,25 điểm (đối với nữ).

Trên thang điểm 40, thí sinh muốn đỗ vào ngành Sư phạm Tiếng Trung của Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội phải đạt từ 38,46 điểm. Ngành Sư phạm Tiếng Anh lấy 38,1 điểm.

Đặc biệt, ngành Lịch sử năm nay cũng khiến nhiều thí sinh bất ngờ vì điểm chuẩn tăng cao.

Thí sinh đăng ký vào ngành học này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền phải đạt 37,5 điểm (thang điểm 40) ở khối C00 và C19, tăng 2,6 điểm so với năm ngoái. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội lấy 27 điểm (thang điểm 30) ở tổ hợp C00.

Ở khối ngành Công nghệ thông tin, 29,5 điểm là số điểm thí sinh cần đạt được để trúng tuyển vào ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, cao hơn năm ngoái 0,4 điểm. Ngành này năm nay chỉ dành 24 chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Ngành Khoa học máy tính chương trình tiên tiến của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TPHCM có điểm chuẩn lên tới 28,2 điểm.

Trong khi đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 5 ngành/chương trình đào tạo không xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, đều thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Đại diện nhà trường cho biết, đây là những ngành có tính cạnh tranh cao nhất, nếu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể đẩy điểm chuẩn lên mức tuyệt đối.

Theo Dân trí