Những ai được phép ra, vào Hà Nội khi nới lỏng giãn cách?
Từ 6h ngày 21/9, UBND TP Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, mở cửa trở lại nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Tuy nhiên, theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, thành phố vẫn sẽ duy trì 22 chốt ở cửa ngõ (trước đây có 23 chốt, nay dồn lại thành 22 chốt - PV) để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập.
"Trong thời gian tới, các chốt này vẫn thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 16, kiểm soát chặt chẽ người ra vào thành phố. Riêng trong thành phố thì dừng phân vùng và thực hiện nhuần nhuyễn theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19" - ông Phong cho hay.
22 chốt kiểm soát liên ngành sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào thành phố từ các vùng có dịch, các vùng nguy cơ, các vùng nguy cơ rất cao (Ảnh: Đỗ Quân). |
Liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được phân cấp, Đại tá Trần Ngọc Dương - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội - nhấn mạnh việc giữ lại 22 chốt kiểm soát và kiểm soát chiều vào, chiều ra thành phố để giữ vững, bảo vệ thành quả đã đạt được.
"Các chốt sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào thành phố từ các vùng có dịch, các vùng nguy cơ, các vùng nguy cơ rất cao. Khi ra, vào thành phố phải đáp ứng các điều kiện đã quy định" - ông Dương nói.
Qua tìm hiểu của PV Dân trí, hồi cuối tháng 7 vừa qua, Hà Nội đã có công văn được cho là có liên quan đến quy định về điều kiện để người dân các tỉnh, thành phố khác di chuyển ra khỏi Hà Nội khi kết thúc thời gian điều trị tại các bệnh viện; quy trình kiểm soát việc di chuyển của lực lượng công vụ, y tế, công nhân, lao động… hiện đang sinh sống tại khu vực ven đô muốn di chuyển vào thành phố.
Cụ thể, người ở tỉnh, thành khác vào thành phố làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động, cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu.
Các cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác. Nhóm này cần có giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú theo mẫu.
Các trường hợp ra, vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia. Để tham gia giao thông, nhóm này phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Riêng trường hợp người dân đi ra khỏi thành phố trước ngày 24/7 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội và người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội thì cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).
Trường hợp người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố, lễ tang, đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần chuẩn bị: Căn cước công dân, hộ chiếu, vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR có giá trị trong vòng 3 ngày.
Trường hợp người đi khám chữa bệnh thì phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện, lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố…
Như vậy, có thể thấy rằng, những nhóm đối tượng thuộc các trường hợp nêu trên muốn ra, vào TP Hà Nội cần chuẩn bị: Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân; giấy tờ chứng minh việc buôn bán, chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; giấy xác nhận của cơ quan đơn vị; kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR…
Theo nguồn tin của PV Dân trí, riêng phương tiện vận tải được ưu tiên "luồng xanh" cần đăng ký thẻ nhận diện. Tài xế và phụ lái cũng phải có giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực. Khi thay đổi lái xe hoặc lộ trình hoặc cập nhật giấy xét nghiệm âm tính SAR-CoV-2 mới thì đơn vị vận tải đăng nhập vào tại địa chỉ //vantai.drvn.gov.vn. để cập nhật thông tin.
"Riêng người từ vùng dịch nếu đến TP Hà Nội cũng sẽ cần các thủ tục tương tự kèm theo và chịu trách nhiệm theo quy định nếu làm lây lan dịch ra cộng đồng. Tuy nhiên, những người ở vùng dịch hoặc nơi giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 đã có đủ giấy tờ liên quan để rời khỏi địa phương trước khi đến Hà Nội rồi" - nguồn tin cho hay.
Theo Dân trí
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị