Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 28/12/2022
Ba công ty của Nhật Bản đã cùng ký kết thỏa thuận nhập khẩu hơn 2 triệu tấn LNG mỗi năm từ Oman. Ảnh: Sell |
Tổng thống Nga ký sắc lệnh cấm bán dầu cho các nước áp giá trần
Ngày 27/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về biện pháp đáp trả việc phương Tây áp giá trần với dầu mỏ xuất khẩu bằng đường biển của Nga. Theo đó, cấm bán dầu mỏ, sản phẩm xăng dầu từ Nga cho các quốc gia áp giá trần trong hợp đồng. Sắc lệnh cũng bao gồm điều khoản cấm cung cấp dầu mỏ từ Nga nếu hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ định mức giá trần.
Lệnh cấm cung cấp dầu mỏ từ Nga cho các nước áp giá trần sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2/2023 tới ngày 1/7/2023. Thời hạn lệnh cấm cung cấp sản phẩm xăng dầu cho các quốc gia áp giá trần sẽ được Chính phủ Nga quyết định sau.
Trong một số trường hợp, Tổng thống Putin có thể cấp phép đặc biệt cho việc cung cấp dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ vốn bị cấm bàn giao liên quan đến biện pháp áp giá trần dầu mỏ Nga của phương Tây. Bộ Năng lượng Nga sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi sắc lệnh.
Nhật Bản đạt thỏa thuận nhập khẩu thêm LNG từ Oman
Ngày 27/12, ba công ty Mitsui & Co., Itochu và Jera của Nhật Bản thông báo đã cùng ký kết thỏa thuận nhập khẩu hơn 2 triệu tấn LNG mỗi năm từ Oman, hợp đồng này có hiệu lực 10 năm kể từ năm 2025. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh thế giới đang thiếu hụt nguồn cung LNG do ảnh hưởng từ tình hình xung đột tại Ukraine.
Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Nishimura Yasutoshi đã tham dự lễ ký kết ở thủ đô Muscat của Oman. Ông cho biết “thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh năng lượng của Nhật Bản, trong bối cảnh nguồn cung và nhu cầu LNG được dự báo sẽ còn căng thẳng trong thời gian tới”.
Nhật Bản coi Oman là đối tác quan trọng về an ninh năng lượng. Quốc gia vùng Vịnh này nằm ngoài eo biển Hormuz nên ít chịu sự tác động từ tình hình xung đột trong khu vực. Nhật Bản hiện nhập khẩu hơn 1,9 triệu tấn LNG/năm từ Oman, tương đương 2,6% tổng mức năng lượng nhập khẩu của Nhật Bản.
Lượng khí đốt rút ra từ cơ sở lưu trữ châu Âu thấp nhất 11 năm
Theo Cơ sở hạ tầng Khí đốt châu Âu (GIE), tính đến ngày 25/12 vừa qua, lượng khí đốt rút ra từ các cơ sở lưu trữ ngầm tại các nước châu Âu chỉ là 89 m³, mức thấp nhất kể từ năm 2011 khi cơ quan này bắt đầu theo dõi, trong khi lượng khí đốt bơm vào là 222 triệu m³.
Lượng khí đốt bơm vào các cơ sở lưu trữ ngầm vẫn cao hơn 2 lần so với lượng khí đốt rút ra. Lượng khí đốt tiêu thụ tại châu Âu giảm đáng kể và giá nhiên liệu này hạ nhanh do nhiệt độ cao hơn so với bình thường. Dự báo, thời tiết tại châu lục sẽ ấm áp trong tuần này.
Hiện các cơ sở lưu trữ ngầm ở châu Âu đã được lấp đầy tới 83,1%, cao hơn 11,55 điểm phần trăm so với mức trung bình của ngày này 5 năm trước, đạt 89,94 tỷ m3 khí đốt.
Bộ trưởng Áo cảnh báo viễn cảnh cả châu Âu mất điện
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Áo Klaudia Tanner, Liên minh châu Âu (EU) có rất ít cơ hội ngăn chặn tình trạng thiếu điện trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng và EU cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Bộ trưởng Tanner nói, quân đội Áo cũng như các cơ quan chính phủ khác của nước này thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập liên quan đến nguy cơ mất điện diện rộng. Quá trình này không diễn ra ở các cơ quan công quyền mà cả trong dân chúng thông qua hoạt động truyền thông.
Nguy cơ mất điện diện rộng đang trở thành chủ đề nóng ở nhiều nước châu Âu vài tháng qua, khi cả “lục địa già” đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng năng lượng. Giá nhiên liệu tăng chóng mặt khi thiếu hụt nguồn cung từ Nga.
Sản lượng điện nguyên tử của Hàn Quốc đạt mức cao nhất trong 7 năm
Số liệu thống kê của Sàn giao dịch năng lượng Hàn Quốc (KPX) công bố ngày 26/12 cho thấy sản lượng điện nguyên tử của nước này tính đến tháng 11/2022 đạt 153.000 gigawatt giờ (GWh), chiếm 30,7% tổng sản lượng điện (499.000 GWh) và cũng là mức cao nhất trong vòng 7 năm kể từ năm 2015 (với 31,7%).
Theo dự đoán, sản lượng điện hạt nhân của Hàn Quốc trong cả năm 2022 sẽ đạt mức cao kỷ lục. Sản lượng điện là lượng điện được Tổng công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) bán ra sau khi mua vào từ các doanh nghiệp phát điện.
Mặc dù số liệu của tháng 12/2022 chưa được thống kê song chỉ tính đến hết tháng 11/2022 thì sản lượng điện hạt nhân đã vượt 150.000 GWh, gần bằng với mức cao nhất được ghi nhận vào năm 2015 với 157.000 GWh.
Doanh nghiệp Đức đẩy mạnh hoạt động ở châu Phi
Kết quả cuộc khảo sát của các thành viên Hiệp hội doanh nghiệp Đức-châu Phi công bố ngày 27/12 cho biết, có tới 43% công ty Đức lên kế hoạch tăng cường đầu tư vào châu Phi trong khi hơn 39% đặt mục tiêu duy trì hoạt động đầu tư ở mức ổn định trong năm 2023 tại lục địa này.
Người đứng đầu Hiệp hội doanh nghiệp Đức-châu Phi Christoph Kannegiesser nói: “Phần lớn các công ty đang muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm tới. Điều đó là hợp lý, bởi vì châu Âu vẫn đang trong quỹ đạo tăng trưởng”.
Lãnh đạo Hiệp hội trên khẳng định: "Lĩnh vực hydro xanh và khí đốt hóa lỏng sẽ tạo ra động lực mới cho nhiều quốc gia. Điển hình như Senegal, Nigeria và Mauritania là những nước có tiềm năng đầu tư trong khi Namibia có thể thu lợi lớn từ việc sản xuất hydro xanh".
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 26/12/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 27/12/2022 |
T.H (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Giá vàng hôm nay (25/11): Thị trường thế giới tăng trở lại
-
Giá dầu hôm nay (25/11): Dầu thô tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Phân tích và dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
-
Nga dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng sớm hơn kế hoạch
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 25/11: Giá dầu thế giới duy trì sắc xanh