Nhiều dấu hiệu phản ánh sự phục hồi kinh tế
Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) phản ánh tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp trong thời gian qua liên tục tăng, từ mức 46 điểm vào những tháng đầu năm, tăng liên tục qua các tháng và đến nay chỉ số PMI khoảng 51 điểm, dự kiến chỉ số này sẽ đạt khoảng 52,5 điểm vào giữa năm nay. Điều này phản ánh sự phục hồi của khu vực công nghiệp, yếu tố quyết định cho phục hồi kinh tế.
Hàng tồn kho cũng có xu hướng giảm. Từ chỗ chỉ sản xuất cầm chừng, không có lợi nhuận, các doanh nghiệp bắt đầu điều chỉnh sản lượng trở về mức có lợi nhuận. Chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến, chế tạo giảm từ đỉnh điểm là 35% (tháng 2/2012), xuống khoảng 10% (tháng 4/2013).
Xuất khẩu trong 5 tháng qua tăng khoảng 15%, chủ yếu cũng do khu vực công nghiệp mang lại. Đặc biệt, doanh nghiệp nội địa bắt đầu tăng xuất khẩu trở lại từ mức âm suốt cả năm 2012, tăng trưởng dương trở lại ở mức khoảng 2,5%.
Tình hình nhập siêu cũng bắt đầu cải thiện, mức nhập siêu của nước ta trong tháng 4 chỉ đạt khoảng 723 triệu USD nhưng đến tháng 5 nhập siêu đạt khoảng 1,2 tỉ USD. Đây là mức nhập siêu gần bình thường so với trước thời điểm kinh tế khủng hoảng (nhập siêu trung bình khoảng 1,3 tỉ USD/tháng). Điều này phản ánh tình hình sản xuất trong nước bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Khu vực công nghiệp có dấu hiệu phục hồi mạnh
TS. Lê Xuân Nghĩa – Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết: Bên cạnh những yếu tố trên, tình hình kinh tế, chính trị thế giới cũng đang tạo những tác động tích cực đối với nền kinh tế nước ta. Cụ thể như: Chúng ta đang trở thành đối tác chiến lược quan trọng của Nhật Bản, mà theo nhiều chuyên gia đánh giá, Nhật Bản sẽ là cứu cánh của kinh tế Việt Nam trong ngắn và trung hạn.
Chúng ta cũng đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bên cạnh những thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực: dịch vụ, đầu tư, thương mại sẽ là hàng loạt các thỏa thuận về lao động, giáo dục, y tế, môi trường, sở hữu trí tuệ… được thiết lập. Hiệp định này được đánh giá là cứu cánh của nền kinh tế nước tra trong dài hạn.
Bên cạnh đó, thị trường vốn đang tăng trở lại. Trong 5 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng của nước ta khoảng 2,5 – 3%. Tuy mức tăng còn rất thấp nhưng cũng là mức cải thiện đáng kể so với mức tăng trưởng âm từ cuối tháng 6/2012.
Dấu hiệu thị trường cho thấy tăng trưởng tín dụng còn tiếp tục tăng như: Tổng thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng tăng; trong bối cảnh lãi suất huy động giảm thì khuynh hướng giảm lãi suất cho vay đang diễn ra; vào đầu tháng 7 tới Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VAMC đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến rõ rệt trong giải quyết nợ xấu ngân hàng, thúc đẩy tăng dòng tiền bơm ra thị trường.
TS. Lê Xuân Nghĩa đánh giá: Tình hình trên phản ánh những dấu hiệu lạc quan hiện nay của nền kinh tế. Cho thấy, nền kinh tế đang phục hồi sau một thời gian xuống đến “đáy”.
Mai Phương
-
Những ‘lo ngại’ thiếu định lượng sẽ làm hiểu sai tác động thuế GTGT phân bón 5% với nông dân
-
Tin tức kinh tế ngày 29/10: Giá vé máy bay Tết 2025 tăng 8 - 10%
-
Tín dụng tăng trưởng ổn định, lợi nhuận 3 quý của VPBank tăng 67% so với cùng kỳ
-
Hoa Kỳ tiếp tục tìm mua 3 triệu thùng dầu dự trữ khẩn cấp
-
Áp thuế GTGT 5% không có nghĩa sẽ làm tăng giá phân bón