Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhiệt huyết của một người đến từ Băng đảo

07:00 | 22/10/2015

469 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
John S.Gunning - Chuyên gia năng lượng của Cộng hòa Ireland là một trong những người đầu tiên có mặt tại Việt Nam để triển khai thực các dự án điện khi Việt Nam tiến hành mở cửa. Và với hơn 20 năm công tác tại Việt Nam, gắn bó với ngành điện Việt Nam, ông đã trở thành người bạn, người đồng chí với ngành điện Việt Nam.

Ông John S.Gunning sinh năm 1934 tại một miền quê nghèo phía tây Ireland. Cha ông là nông dân và mẹ ông là nhà giáo. Lớn lên, ông theo học tại Trường ĐH Dublin (trường đại học đã đào tạo ra nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao cho ngành điện Việt Nam - PV) chuyên ngành kỹ thuật điện và cơ khí. Học xong, ông sang làm việc ở Anh một thời gian và sau đó làm cho Tổng Công ty Điện lực Ireland (EBS).

nhiet huyet cua mot nguoi den tu bang dao
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trao huy chương hữu nghị cho ông John S.Gunning

Mặc dù sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo nhưng John S.Gunning đã biết đến Việt Nam từ rất sớm. Theo ông, từ khi còn nhỏ, gia đình ông có chiếc đài nhỏ, ngày ngày bố ông dùng để nghe tin tức về chiến tranh Việt Nam và tình cảm ông dành cho Việt Nam cũng bắt đầu từ đó. Trong suy nghĩ, ông luôn mong có cơ hội được đến Việt Nam để tận mắt chứng kiến, được nghe và hiểu về con người, đất nước Việt Nam. Vậy nên, khi EBS chọn người cho Liên Hiệp Quốc để sang Việt Nam làm việc, không chút chần chừ, ông đã đăng ký đi ngay.

nhiet huyet cua mot nguoi den tu bang dao
Ông John s.Gunning

Ông bảo rằng, Việt Nam và Ireland có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, nhân dân 2 nước có nhiều điểm tương đồng và khát vọng độc lập, tự do và hòa bình, cùng trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ để đạt được mục đích cao quý của mình. Trong thời kỳ khó khăn, gian khổ, Chính phủ và nhân dân Cộng hòa Ireland luôn luôn giúp đỡ và đoàn kết mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam. Nhưng phải đến năm 2005, Ireland mới mở Đại sứ quán tại Hà Nội do Đại diện lâm thời đứng đầu và đến tháng 2-2007, Đại sứ Ireland đầu tiên Brendon Lions trình quốc thư lên Chủ tịch nước. Tuy nhiên, từ trước đó, những năm 1990, giữa lúc Việt Nam còn đang bị cấm vận, một số công ty Ireland có mặt tại Việt Nam, trong đó có mặt sớm nhất chính là EBS.

Còn về cá nhân John S.Gunning, ngay từ năm 1986, khi Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường với rất nhiều khó khăn, với cương vị là cố vấn kỹ thuật trưởng cho Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), ông đã tích cực tham gia vào các dự án điện tại Việt Nam. Sau đó, từ năm 1988, với vai trò là Tổng giám đốc Công ty Terotech International, ông đã là cầu nối để EBS tham gia hỗ trợ phát triển các dự án điện, tìm kiếm các chương trình, dự án hỗ trợ từ Chính phủ Cộng hòa Ireland dành cho Việt Nam.

Trong thời gian công tác tại Việt Nam, ông đã có nhiều đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam, góp phần phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Cộng hòa Ireland như triển khai thành công việc cấp học bổng, các chương trình khảo sát thực địa, các khóa đào tạo thực hành tại địa phương cho các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật của Việt Nam; cung cấp các trang thiết bị tại Việt Nam, qua đó sản xuất thành công các máy biến thế với công suất khác nhau.

Đặc biệt, năm 1984, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ Thụy Điển đã chấp thuận Dự án cải tạo Nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức ở phía nam. Dự án bao gồm thiết lập xưởng bảo trì, sửa chữa và sản xuất những phụ tùng thay thế, được chuẩn bị bởi ESB International. Dự án này được thực hiện với sự giám sát và quản lý bởi chính John John S.Gunning. Dự án được hoàn thành vào năm 1988 với chi phí dưới 5 triệu USD. Vào thời điểm đó, Tổng Công ty Điện lực Ireland cũng là công ty và nước duy nhất chịu thực hiện những dự án đào tạo cán bộ kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị, máy móc... để hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn khó khăn khi Mỹ cấm vận về kinh tế.

Năm 1989, ông tiếp tục được đảm nhiệm vị trí Cố vấn kỹ thuật Trưởng của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho dự án thứ 2 của UNDP tại Đà Nẵng và Thái Bình. Dự án nhằm cải tạo turbine khí tại Thái Bình và nhà máy điện diesel tại Đà Nẵng và thiết kế, xây dựng nhà máy bảo trì thiết bị. Dự án cũng bao gồm đào tạo nhân lực do Tổng Công ty Điện lực Ireland thực hiện. Ngân sách cho dự án này giống như dự án trong Nam và cũng bao gồm phần lớn việc tìm kiếm thiết bị cho nhà máy điện diesel và 5 turbine khí. Việc tìm kiếm cũng bị ảnh hưởng bởi sự cấm vận của Hoa Kỳ nhưng với sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của ông John, dự án đã hoàn thành với chi phí hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Như vậy, với cương vị Cố vấn kỹ thuật Trưởng cho Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, ông John đã hỗ trợ triển khai thành công mô hình dự án cải tạo nhà máy điện tại Công ty Điện lực 2, Thủ Đức và TP Hồ Chí Minh, sau  đó tiếp tục triển khai ở Đà Nẵng thông qua sự phối hợp với Công ty Điện lực 3 và Công ty Điện lực 1. Ngoài ra, dự án cũng bao gồm việc cải tạo các nhà máy turbine khí và chạy diesel ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Ứng dụng và triển khai thí điểm hệ thống quản lý bảo trì được tin học hóa.

Sau khi hoàn tất thành công các dự án vào năm 1993, ông John được cấp phép thành lập văn phòng tư vấn tại Hà Nội, thay mặt Tổng Công ty Điện lực Ireland, ông đã thực hiện nhiều dự án tư vấn thành công cho Việt Nam dưới sự tài trợ của WB, Ngân hàng Châu Âu, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc và các quỹ của Mỹ. Địa điểm triển khai dự án là ở Việt Nam, Rumani, Beelarut và Campuchia. Tại Việt Nam, ông đã tích cực triển khai các dự án tư vấn quan trọng cho các nhà máy như: Phú Mỹ 1-2, Bà Rịa, Phú Mỹ 4, Hải Phòng và Nhơn Trạch. Ngoài ra, ông cũng tham gia vào nhiều dự án khác như nghiên cứu tính ổn định hệ thống, nghiên cứu nguồn nhân lực, Trung tâm Điều độ Quốc gia, các trung tâm đào tạo, nghiên cứu thể chế, đánh giá tác động môi trường và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Được biết, trong 25 năm có mặt tại Việt Nam, EBS tham gia tư vấn cho các dự án turbine khí hỗn hợp tại Bà Rịa, Nhà máy Phú Mỹ 2 (giai đoạn 1 bằng vốn Ireland, giai đoạn 2 bằng vốn WB); trường đào tạo tại Công ty Điện lực 2 (miền Nam - vốn WB); dự án nâng cao năng lực thể chế và tổ chức ngành điện Việt Nam (vốn WB và 50.000USD tài trợ của Chính phủ Ireland). Tổng số vốn các dự án nói trên khoảng 5 triệu USD. Đến nay, Ireland có quan hệ hợp tác phát triển mạnh nhất với ngành năng lượng, điện lực của Việt Nam.

Ghi nhận những đóng góp của ông John S.Gunning, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định trao tặng Huy chương Hữu nghị cho ông John S.Gunning. Và tại buổi lễ trao tặng Huy chương Hữu nghị cho ông John S.Gunning, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nhấn mạnh: Huân chương Hữu nghị được Chủ tịch nước trao tặng cho cá nhân, tổ chức vì những thành tích, công lao, đóng góp cao quý cho quá trình xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các đất nước, dân tộc và vì sự phát triển của mối quan hệ đó. Ông John S.Gunning rất xứng đáng với phần thưởng cao quý này bởi những đóng góp to lớn với ngành điện năng lượng nói chung và ngành điện Việt Nam nói riêng.

 

Thanh Ngọc

Năng lượng Mới 467