Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Nhật ký hòa bình” - Những câu chuyện về tình đoàn kết, yêu chuộng hòa bình

13:30 | 02/07/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 2/7, tại Nhà tù Hỏa Lò (số 1 Hỏa Lò, Hà Nội) đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Nhật ký hòa bình”, đó là câu chuyện về thời kỳ đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam (1954 - 1975); là lời cảm ơn từ trái tim đến bạn bè quốc tế, những người không phân biệt quốc tịch, màu da, sắc tộc đã tập hợp đấu tranh vì hòa bình cho đất nước Việt Nam.

Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 55 năm diễn ra Sự kiện Vịnh Bắc Bộ (5/8/1964 - 5/8/2019), 20 năm Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2019).

nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh
Một góc trưng bày chuyên đề “Nhật ký hòa bình”

Nhật ký hòa bình” là câu chuyện về thời kỳ đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam (1954 - 1975); là lời cảm ơn từ trái tim đến bạn bè quốc tế, những người không phân biệt quốc tịch, màu da, sắc tộc đã tập hợp đấu tranh vì hòa bình cho đất nước Việt Nam. Tinh thần yêu chuộng hòa bình ấy đã bùng cháy thành ngọn lửa, không chỉ lan tỏa tới bạn bè khắp năm châu mà còn rực cháy ở ngay tại nước Mỹ, trong hàng ngũ binh lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam và cả những phi công sống trong Trại giam Hỏa Lò cũng như các trại giam khác ở miền Bắc Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa nhưng bạn bè quốc tế đã và đang chung tay góp sức hàn gắn vết thương chiến tranh tại mảnh đất hình chữ S, nối dài thêm nhịp cầu hòa bình cho nhân loại.

nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh
Phần trưng bày “Nấc thang cuộc chiến”

Với 3 nội dung chính: “Nấc thang cuộc chiến”, “Khát vọng hòa bình” và “Thông điệp cho ngày mai”, trưng bày muốn gửi tới thông điệp: Không bao giờ là quá muộn cho hòa bình; Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; Việt Nam - điểm đến của sự hợp tác, hữu nghị và hòa bình.

Những câu chuyện về tình đoàn kết của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã vượt qua khoảng cách địa lý, ngôn ngữ, tôn giáo để lên tiếng phản đối cuộc chiến Mỹ tiến hành Việt Nam được kể lại thông qua các hoạt động phản chiến: mít tinh, biểu tình, tọa đàm, hội thảo, lập tòa án quốc tế, quyên góp tiền, hiến máu…

nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh

Phần trưng bày “Nấc thang cuộc chiến”, người xem nhìn lại nhiều hình ảnh khốc liệt về cuộc chiến, nhiều cuộc càn quét, bắt bớ người vô tội, nhiều cuộc ném bom đã khiến hàng nghìn ngôi nhà, công trình bị phá hủy hoàn toàn, hàng triệu người dân trong đó có cả người già, trẻ nhỏ bị sát hại. Đặc biệt, ngày 16/3/1968, lính mỹ tiến hành cuộc thảm sát 504 người, phần đông nạn nhân là người già, phụ nữ và trẻ em, thiêu rụi 247 ngôi nhà ở làng Sơn Mỹ (Quảng Ngãi). Đây là một trong những vị trí thảm sát kinh hoàng, đen tối và ghê rợn trong lịch sử quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh
Phần trưng bày “Khát vọng hòa bình”
nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh

Bất chấp sự đàn áp của chế độ cầm quyền tại miền Nam và những trận bom đánh phá dữ dội miền Bắc, tiếng nói phản đối chiến tranh vang lên khắp mọi miền Tổ quốc. Lớp lớp thanh niên, sinh viên đã tình nguyện xếp bút nghiên lên đường vào Nam chiến đấu. Những thanh xuân ấy ra đi, xông pha với ý chí “Dùng cái chết ngăn ngừa cái chết”. Cuộc chiến dù có khốc liệt cũng không thể dập tắt nụ cười rạng rỡ của những chiến sĩ trẻ trên đường hành quân ra mặt trận.

nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh

Tái hiện sinh động, chân thực về làn sóng phản chiến của nhân dân thế giới đấu tranh vì hòa bình cho đất nước Việt Nam

nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh
Phần trưng bày “Lửa Việt Nam trong lòng nước Mỹ”

Triển lãm cũng tái hiện sinh động, chân thực về làn sóng phản chiến, đặc biệt nội dung “Lửa Việt Nam trong lòng nước Mỹ” đã khắc họa sinh động về tình yêu hòa bình luôn âm ỉ cháy trong lòng nhân dân tiến bộ Mỹ. Những cuộc tự thiêu của công dân Mỹ như “Những bó đuốc sống” cháy lên để thắp sáng ngọn đuốc hòa bình. Sự ủng hộ liên tục, mạnh mẽ của nhân dân tiến bộ Mỹ được báo chí gọi là “Cuộc chiến tranh ở trong lòng nước Mỹ”. Hàng ngàn thanh niên đốt giấy gọi nhập ngũ, hàng trăm sĩ quan Mỹ bị bắt vì phản đối chiến tranh... Các khẩu hiệu “Mỹ hãy rời khỏi Việt Nam”, “Hãy dừng lại cuộc chiến tranh vô nghĩa”, “Con trai tôi đã chết một cách vô ích, đừng đi đánh nhau nữa, thà ngồi tù còn hơn” đã làm rung động những trái tim yêu hòa bình ở nước Mỹ ngày ấy, trở thành phong trào nhân dân chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.

nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh

Đau buồn và chán nản khi nhận ra mục đích không tốt đẹp của cuộc chiến như giáo huấn, cùng với nhiều thương vong của đồng đội trên chiến trường tàn khốc, các binh lính Mỹ đều có một mong muốn có một giải pháp hòa bình. Chính phủ Việt Nam luôn tích cực tìm kiếm các giải pháp để sớm kết thúc chiến tranh: nỗ lực trong cuộc đàm phán tại Paris; kêu gọi binh lính Mỹ phản chiến; chủ động trao trả những người bị bắt giữ cho các tổ chức hòa bình.

nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh
Phần trưng bày “Thông điệp cho ngày mai”
nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh

Với “Thông điệp cho ngày mai”, lần đầu tiên những hiện vật gắn bó với các nhân chứng lịch sử, các cá nhân, tổ chức phản chiến giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ được giới thiệu đến đông đảo công chúng như huy hiệu, phụ nữ Mỹ đeo trong các cuộc mít tinh, biểu tình để phản đối cuộc chiến Mỹ tiến hành tại Việt Nam (1964 - 1973); thống kê thư của bà Cora Weiss - người đứng đầu phong trào Phụ nữ đấu tranh vì Hòa bình và các nhà hoạt động xã hội đã chuyển từ các phi công Mỹ ở các Trại giam miền Bắc đến gia đình và ngược lại; Giấy ra vào Sân bay Gia Lâm, ông Hoàng Văn Quấn, quản giáo Trại giam Hỏa Lò được Chính phủ Việt Nam cấp để sử dụng trong thời gian thực hiện công tác trao trả phi công Mỹ, năm 1973; Sưu tập báo phản chiến do binh sĩ Mỹ xuất bản và phát hành tại các doanh trại, tàu chiến Mỹ (1968 - 1972) do các tổ chức hòa bình tặng cán bộ quản giáo Trại giam Hỏa Lò; Báo The Veteran (Cựu chiến binh) số 2, tập 47 do các cựu chiến binh Mỹ chống chiến tranh Việt Nam quyên góp kinh phí để xuất bản tại New York, Hoa Kỳ mùa thu năm 2017...

nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh
Những kỉ vật được trưng bày tại trưng bày chuyên đề “Nhật ký hòa bình"

Tại buổi khai mạc trưng bày, các đại biểu đã được gặp lại những vị khách từ nước Mỹ, Hạ sĩ Lục quân Mỹ Robert P. Chenoweth (người có thời gian sống tại “Khách sạn Hilton - Hà Nội”) và con trai; Ông Thomas Eugene Wilber, con trai Trung tá Hải quân Walter Eugene Wilber (cựu phi công Mỹ bị giam tại Trại giam Hỏa Lò). Ban tổ chức cũng đã trao những món quà tình nghĩa tới các nạn nhân chất độc da cam đang sống tại Làng Hữu nghị Việt Nam (thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội).

Phú Văn

nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh

Trưng bày "Lửa thanh xuân": Khúc ca về tuổi trẻ
nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh

Cựu quản giáo nhà tù Hỏa Lò kể lại tù binh John McCain "bướng bỉnh"
nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh

Nhìn lại 110 năm sự kiện Hà Thành đầu độc
nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh

“Chân trần chí thép”: Sống lại những giây phút lịch sử của dân tộc
nhat ky hoa binh nhung cau chuyen ve tinh doan ket yeu chuong hoa binh

Đoàn Thanh niên PVcomBank thi tìm hiểu về nhà tù Hỏa Lò