Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng nói về đình làng trong đời sống đương đại

10:02 | 17/10/2018

963 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhân dịp NXB Văn hoá - Văn nghệ TPHCM tái bản cuốn sách “Đình Nam Bộ xưa & nay”, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng có những chia sẻ về đình làng trong đời sống xã hội đương đại.  

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, đình là một cơ sở tín ngưỡng quan trọng và chính thức của làng xã xứ ta. Đình không chỉ là nơi thờ tự Thành Hoàng, thần bảo hộ của cộng đồng mà còn là trung tâm văn - xã và thậm chí là trụ sở hành chính của làng. Chính vì vậy, từ lâu đình trở thành biểu tượng phong hóa của cộng đồng.

Khởi nguồn từ đình trạm, đình trú - một cơ sở công ích thế tục, đến thế kỷ XIII được lệnh chính thức “dựng tượng Phật để thờ” trong đình và đến cuối thế kỷ XV mới bắt đầu trở thành đình làng và vị thần Thành Hoàng, một cách chính thống là thần bảo hộ các địa điểm quan yếu có thành có hào bao bọc (như kinh đô, tỉnh thành…) giờ đã trở thành thần bản cảnh/đương cảnh bảo hộ cho làng mạc, thôn-xã, nơi chẳng có thành cao, hào sâu.

Danh nghĩa là thần Thành Hoàng, song đây là nỗ lực quốc điển hóa của triều đình nhằm thống thuộc các thần linh vào khuôn khổ chính thống về quyền lực của mình dựa trên nguyên lý “thiên tử phong bách thần”: tất cả thần là thuộc hạ của vua và đảm nhận nhiệm vụ được vua cắt đặt bảo ngã lê dân, tức bảo vệ dân đen của vua.

nha nghien cuu huynh ngoc trang noi ve dinh lang trong doi song duong dai
Tác phẩm "Đình Nam Bộ xưa & nay" do NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành

Việc phong sắc cho bách thần nói chung, thần Thành Hoàng làng nói riêng, tuy có dựa vào chuẩn mực công đức “hộ quốc tí dân”, song lại dựa vào tờ khai của quan viên làng xã; do đó, tập hợp thần Thành Hoàng làng đã kế thừa quá khứ, theo đó, bao gồm cả nhiên thần, thiên thần và nhân thần, tức các thần linh có nguồn gốc từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, động vật, thực vật, linh vật, vật tổ, tổ tiên, anh hùng, danh nhân lịch sử, văn hóa…

“Việc phong cấp sắc thần Thành Hoàng, một mặt là điển lệ hóa một trong các thần linh vốn được làng xã tôn thờ lên địa vị chính thức là thần bảo hộ cộng đồng hoặc ban bố cho các làng xã không có sẵn thần linh bằng cách phong tặng một vị thần Thành Hoàng để bảo hộ dân làng của vua” - ông Huỳnh Ngọc Trảng cho hay.

Năm 1993, lần đầu tiên tác phẩm “Đình Nam Bộ - tín ngưỡng và nghi lễ” của Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường xuất hiện đã tạo nên hiện tượng xuất bản trong năm đó. Cuốn sách trở thành công cụ hữu dụng cho việc phục hồi, tế tự của đình làng sau một thời gian… đứt đoạn.

nha nghien cuu huynh ngoc trang noi ve dinh lang trong doi song duong dai
Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng

Lý giải nguyên nhân này, ông Huỳnh Ngọc Trảng nhớ lại: Bởi sau một thời gian dài các hoạt động tín ngưỡng bị quy là mê tín, dị đoan, trong đó các đình làng, miếu, vũ hầu hết bị lãng quên. Theo đó, các thế hệ cúng tế trong đình đa số mất hoặc không còn làm công việc này nữa. Nên khi Đảng và Nhà nước có nghị quyết xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì nhiều ngôi đình phục dựng trở lại, tuy nhiên tư liệu về đình làng, các bài cúng tế gần như không còn. Do đó, cuốn sách Đình Nam Bộ ra đời thời đó đã cung cấp tư liệu về các ngôi đình, nghi thức cúng tế trong lễ Kỳ yên... để người đi sau biết mà thực hành.

Nói về đình Nam Bộ, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng cho hay: Đình Nam Bộ, kể cả tập hợp đàn, miễu trong khuôn viên của nó, có khi thờ đến 30, 40 vị thần - ngoài đối tượng thờ chính là thần Thành Hoàng. Tính chất “phối tự” này cũng thể hiện trong danh mục các thần linh được cung thỉnh “đồng lai cộng hưởng” trong văn tế cúng đình vào dịp lễ Kỳ yên.

Theo đó, có thần linh gốc từ Trung - Bắc do các lưu dân Thuận Quảng mang vào đây từ thời khai hoang, các thần linh gốc Chăm đã hội nhập vào hệ thống thần linh Việt ở Trung bộ, các thần linh của người Hoa, người Khmer được tích hợp vào đình qua quá trình giao lưu ở vùng đất mới và chiếm một phần nữa là các thần linh gốc ở miền Bắc, các anh hùng dân tộc, các danh nhân lịch sử, các nhân vật lịch sử địa phương được dân chúng tôn làm thần trong thời cận đại...

Sự hình thành cơ cấu thần linh như hiện nay ở vùng đất Nam Bộ là một quá trình thay đổi liên tục gắn với số phận thăng trầm của lịch sử trên dưới 300 năm qua. Đình làng hiện nay là một cơ sở văn hóa - tín ngưỡng nằm chơi vơi bên ngoài thiết chế văn hóa mới của làng xã, vai trò và vị trí của nó trong cơ cấu văn hóa còn chưa được xác định. Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, có nơi, đình tồn tại như vật chứng lịch sử của làng xã, lễ hội đình được duy trì để thể hiện cái phong hóa truyền thống của làng và làm cho dân làng an tâm làm ăn sinh sống. Còn nội dung lễ hội đình cần bỗ sung những gì, vai trò và chức năng của đình trong đời sống văn hóa đương đại của làng xã ra sao? Đó là câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

“Đình Nam Bộ xưa & nay” tái bản lần này không hẳn hoàn toàn mới mẻ, mà như tác giả nói là được viết lại bằng những tư liệu dồi dào hơn, phủ chánh những vấn đề đã công bố mà giờ đây thấy là sai sót... Và dĩ nhiên, ở lần tái bản này, cuốn sách vẫn còn những vấn đề phải tiếp tục bàn cãi, và tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả gần xa.

Thiên Thanh

nha nghien cuu huynh ngoc trang noi ve dinh lang trong doi song duong daiKhám phá nét đẹp 'Đình làng xứ Đoài' qua ảnh
nha nghien cuu huynh ngoc trang noi ve dinh lang trong doi song duong daiĐình làng Việt còn và mất qua ảnh
nha nghien cuu huynh ngoc trang noi ve dinh lang trong doi song duong daiVề làng cổ Túy Loan xem rước sắc phong