Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhà băng đang... đánh bạc!

07:30 | 11/06/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Mặc dù đã có cảnh báo về nguy cơ nợ xấu từ thẻ tín dụng nhưng các ngân hàng lại đang dành nhiều ưu ái giải ngân cho nhóm khách hàng này.

>> 'Ẩn họa' nợ xấu từ thẻ tín dụng

Rủi ro cho vay theo hình thức tín dụng cá nhân là không nhỏ.

Trong bài “Ẩn họa” nợ xấu từ thẻ tín dụng, PetroTimes đã đề cập tới những yếu tố rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn đằng sau những khoản vay từ thẻ tín dụng cá nhân, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn, một bộ phận không nhỏ những chủ thẻ vốn là các doanh nghiệp, người kinh doanh gặp khó, thậm chí là đối diện với nguy cơ phá sản thì rất nhiều khoản thanh toán đã bị…treo. Thực tế này cũng đã được ông Lê Thành Trung – Phó Tổng giám đốc HDBank đề cập tới khi cho rằng, bối cảnh kinh tế khó khăn phần nào ảnh hưởng nợ xấu trong tiêu dùng cá nhân.

Cũng trong bài viết trên, dưới một góc nhìn khác, những nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu ngân hàng từ thẻ tín dụng cũng được xem là hệ quả của một giai đoạn phát triển quá nóng, quá ồ ạt về loại hình kinh doanh này của các nhà băng. Việc giao chỉ tiêu phát hành thẻ, chỉ tiêu tín dụng… đã gián tiếp đẩy nhiều nhân viên ngân hàng vào thế bị ép, buộc họ phải thông thoáng hơn, thoải mái hơn trong quá trình thực hiện quy trình thẩm định của ngân hàng. “Ẩn họa” của điều này thì ai cũng thấy rõ, một phần nợ xấu của nền kinh tế đã được sinh ra.

Bàn luận về vấn đề này, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tín dụng cá nhân có thể xem là một trong những biểu hiện tích cực về bộ mặt kinh tế nhưng nếu phát triển ồ ạt thì sẽ làm gia tăng nợ xấu.

Cảnh báo là như vậy nhưng trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó nên nhà băng không dám giải ngân khiến tiền “tồn kho” của hầu hết các nhà băng đều tăng cao. “Sức khỏe” doanh nghiệp yếu, đà phục hồi chậm đồng nghĩa với việc rủi ro cho các khoản vay sẽ cao hơn. Và khi đặt phép tính so sánh cho 2 hướng giải ngân là doanh nghiệp và cá nhân, các ngân hàng đã chọn hướng thứ 2, giải ngân cho nhóm khách hàng cá nhân thông qua những hình thức như vay mua nhà, mua ô tô, tín dụng tiêu dùng…

Đưa thông tin về loại hình cho vay này, ông Lê Thành Trung cho biết, thủ tục xét duyệt những khoản vay cá nhân là rất đơn giản với thời gian vay không chỉ từ 5 – 7 năm mà có thể đến 15 năm, thậm chí, cá biệt có trường hợp lên tới 20 năm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho khách trả nợ và giảm áp lực thanh toán nợ.

Nói như vậy để thấy rằng, không phải cho vay cá nhân không có rủi ro mà là có, thậm chí giờ đây, tín dụng cá nhân lại trở thành “ẩn họa” của nợ xấu. Tuy nhiên, theo phân tích thì những khoản tiền này thường không nhiều, lại chia nhỏ cho nhiều cá nhân nên rủi ro mà nó mang lại so với rủi ro đến từ các khoản vay bạc tỷ của doanh nghiệp. Các ngân hàng vì thế đã chấp nhận cuộc chơi này!

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng Giám đốc Sacombank cũng đã khẳng định điều này khi cho rằng, Mức độ rủi ro cá nhân không cao như doanh nghiệp, nhưng sẽ vất vả cho ngân hàng từ khâu triển khai, thực hiện đến theo dõi nợ cũng như quản lý, bởi độ lớn của khách hàng sẽ nhiều hơn doanh nghiệp.

Theo tìm hiểu của PetroTimes thì ngoài yếu tố rủi ro thấp hơn thì lãi suất áp dụng với tín dụng cá nhân cũng cao hơn lãi suất các khoản vay từ doanh nghiệp.

Cái được và mất của tín dụng cá nhân là vậy nhưng theo nhận định của giới chuyên gia thì canh bạc này hoàn toàn không dễ thực hiện bởi tín dụng cá nhân phụ thuộc nhiều vào đồng tiền thu nhập của người dân. Kinh tế khó khăn, chi phí tiêu dùng, sinh hoạt gia tăng khiến dòng tiền trong dân cũng rất hạn chế.

Một canh bạc đã được các nhà băng dựng lên và theo TS Nguyễn Trí Hiếu, để tăng sự an toàn cho hoạt động này, các nhà băng cần phải giảm hạn mức tín dụng và phải tăng cường khảo sát, điều tra, nghiên cứu khả năng của từng khách hàng.

Thanh Ngọc