Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nguồn sáng giữa rừng Tây Sơn

07:15 | 09/11/2015

1,212 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Một ngày cuối thu, chúng tôi lên đỉnh Pun Lon và được nghe câu chuyện của đôi vợ chồng hơn 10 năm âm thầm “gieo” chữ trên vùng đất quanh năm ngập trong sương này. Họ đã dành trọn tuổi thanh xuân cho núi rừng và tìm được hạnh phúc ở chốn sơn cùng thủy tận.  

Kỳ ngộ ở giữa vùng giáp ranh

Xuyên qua những làn sương mây dày đặc, lên đỉnh Pun Lon chúng tôi thấy hai dãy nhà nhỏ nằm ở đầu bản Đống 2, từ đó vọng ra tiếng trẻ học bài. Người đầu tiên ra đón khách là thầy Nguyễn Hồ Quang (sinh năm 1978), nở nụ cười rất đỗi thân thiện, dường như đã lâu lắm rồi mới có khách ghé qua. Đây là điểm trường tiểu học của bản Đống 1 và Đống 2, chỉ có 45 học sinh độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 4.

Ngôi nhà nhỏ phía bên kia là điểm trường mầm non với 23 học sinh, do cô giáo Võ Thị Minh Bình (sinh năm 1979) phụ trách. Cô giáo Bình là vợ của thầy Quang, hơn 10 năm 2 người cùng lên dãy Pun Lon “gieo” chữ, rồi gặp nhau và nên duyên chồng vợ. Cũng từ đó, họ gắn bó với miền đất quanh năm sương giá, với bản làng người Mông tít tắp trên núi cao.

nguon sang giua rung tay son
Điểm trường bản Đống 2 - nơi thầy Quang và cô Bình “cắm” bản

Ngôi nhà của vợ chồng thầy Nguyễn Hồ Quang nằm giữa bản Đống 2, mái nhà được lợp bằng tôn, vách thưng bằng gỗ, phía trong đồ vật đều đơn sơ. Từ kiến trúc, kiểu dáng đến chất liệu của ngôi nhà đều mang nét đặc trưng của đồng bào Mông, không ai nghĩ đó là nhà của đôi vợ chồng người Kinh từ miền xuôi lên cư trú.

Trong nhà, từ cách bài trí, bếp núc, các loại vật dụng đến các gian phòng cũng đều tuân thủ theo phong tục, tập quán của người Mông. Chúng tôi thực sự ấn tượng với những miếng thịt bò, thịt dê được xắt nhỏ và giàng trên mái bếp, nó hấp dẫn đối với tất cả những ai từng đặt chân đến vùng đất sương giá này. Đó là cách chế biến và cất trữ thức ăn của người Mông, phòng khi gặp thời điểm mùa màng bận rộn hay nhiệt độ xuống thấp, nguồn thức ăn khan hiếm.

Anh chị thi nhau kể chuyện về những năm tháng công tác và sinh sống trên dãy Pun Lon - dãy núi nằm trong dải Trường Sơn hùng vĩ, có đường biên với nước bạn Lào. Từ Đống 2 nhìn sang dãy núi bên kia thấy những nương ngô bát ngát xanh tươi, vào mùa thu hoạch, nếu làn sương không quá dày đặc có thể thấy cảnh xe cộ ngược xuôi chở ngô về bản. Và tại đây, cánh sóng của các nhà mạng bên nước bạn thi thoảng “lạc” đến, nếu quen có thể “hứng” để dùng cho việc liên lạc. Bản Đống 1 và Đống 2 nằm ở vị trí khá đặc biệt, là điểm giao nhau giữa dãy Pun Lon và Pù Xai, Pù Mo; cũng là điểm giao nhau giữa 3 xã: Tây Sơn, Mường Típ và Na Ngoi.

Ở nơi giáp ranh này, vẻ hoang sơ của núi rừng và sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu luôn là một thử thách, nhất là đối với các thầy cô miền xuôi lên. Nhưng cũng là điểm gặp gỡ và ươm mầm cho những mối tình bền chặt của những người lên đây “gieo” chữ. Tình yêu của thầy Quang và cô Bình cũng bắt đầu từ đây, nơi trời đất một màu sương trắng.

nguon sang giua rung tay son
Vợ chồng thầy Nguyễn Hồng Quang đang soạn giáo án

Thầy Nguyễn Hồ Quang quê ở xã Yên Khê (Con Cuông), còn cô Võ Thị Minh Bình quê ở Cát Văn (Thanh Chương). Chẳng hẹn mà gặp, tốt nghiệp ngành sư phạm cả hai cùng lên miền rẻo cao Kỳ Sơn và nhận công tác ở địa bàn xã Tây Sơn. Lúc ấy, ai cũng nghĩ lên đây mấy năm rồi sẽ tìm cách về quê nên chưa vội nghĩ đến chuyện yêu đương, xây dựng cuộc sống gia đình. Nhưng rồi, năm học ấy, tình cờ 2 người đều được phân công về dạy học ở bản Văng Lữ (nay đổi thành bản Lữ Thành). Lúc ấy, đường sá đi lại khó khăn, cuốc bộ cả ngày mới lên tới bản. Bản chỉ hơn 20 nóc nhà, khí hậu khắc nghiệt, trường lớp tạm bợ, học trò thiếu thốn...

Những điều ấy khiến những giáo viên trẻ này không nguôi trăn trở, tình thương học trò khắc sâu, bầu nhiệt huyết càng thêm dâng tràn. Từ tình yêu nghề, sự cảm thông về những khó khăn, vất vả nơi rừng sâu heo hút, họ quyết tâm ở lại trường để giao con chữ. Rồi tình cảm giữa 2 người đến một cách giản dị và họ kết hôn vào năm 2006.  

Người của bản

Năm học tiếp sau, vợ chồng thầy Quang được điều lên “cắm” ở bản Đống 2, là 1 trong 2 bản xa xôi nhất của xã Tây Sơn, nơi đất và trời chỉ cách nhau làn sương trắng. Khí hậu khắc nghiệt, đường sá xa xôi, cách trở không đáng ngại bằng sự “bất đồng” ngôn ngữ. Bà con người Mông ở bản Đống lúc ấy không mấy ai nói được tiếng phổ thông, thầy Quang và vợ lại chỉ biết chút ít tiếng Mông. Vì thế, trước tiên 2 bên giao tiếp với nhau bằng tiếng Thái, nhưng thứ tiếng trung gian này không thể chuyển tải hết những điều mong muốn của cả 2 bên. Đó là chưa kể, học sinh lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học chưa biết tiếng Thái, việc tìm “tiếng nói chung” giữa thầy và trò thực sự rất khó khăn. Vậy là vợ chống quyết tâm học tiếng Mông, muốn học phải hòa đồng cùng bà con dân bản. Sau những giờ lên lớp, thầy Quang và cô Bình đến từng gia đình để chuyện trò, động viên các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em đến lớp, vì có cái chữ rồi sẽ đẩy cái nghèo lùi xa.

Qua những cuộc trò chuyện, vốn từ tiếng Mông ngày càng được tích lũy nhiều và cách diễn đạt cũng thêm lưu loát. Rồi thầy cô nhờ già làng, trưởng bản dạy cho cách thuyết phục đồng bào, kể về những phong tục, tập quán quan trọng của bản làng, dòng họ. Chẳng bao lâu sau, hai vợ chồng đã có thể tự tin khi trao đổi, chuyện trò với dân bản, từ người già đến trẻ nhỏ. Thấy thầy cô ở miền xuôi lên nói được tiếng Mông, bà con rất cảm phục và thêm yêu mến. Mỗi lần thầy cô đến nhà vận động, các bậc phụ huynh lập tức đồng ý đưa con em mình đến lớp. Và mỗi lần gia đình có việc quan trọng, bà con Đống 2 đều tìm đến hỏi ý kiến thầy cô, mời thầy cô đến nhà tham dự những buổi lễ quan trọng như những thành viên trong gia đình.

nguon sang giua rung tay son
Niềm vui của vợ chồng thầy Quang và con gái Nguyễn Thị Việt Nữ

Qua năm tháng, thầy Quang và cô Bình nhận thấy con người và mảnh đất này dù xa xôi nhưng rất đỗi thân thương, gần gũi, như là quê hương thứ hai. Anh chị quyết định gắn bó lâu dài với chốn thâm sơn cùng cốc này. Việc trước tiên là chuyển hộ khẩu lên Đống 2, trở thành gia đình người Kinh duy nhất trong cộng đồng của đồng bào Mông. Nhưng anh chị không hề thấy sự lạc lõng, mà trái lại đôi vợ chồng này đã thực sự hòa đồng với dân bản nơi đây. Nhà dựng theo kiểu kiến trúc dân tộc Mông, nhuần nhuyễn khi chế biến món ăn của người Mông...

Không chỉ sõi tiếng Mông như người Mông, thầy Quang giờ còn dạy cả tiếng Mông và chữ Mông cho người Mông. Thầy còn thổi chiếc khèn lá thành thạo, mỗi khi nghe tiếng khèn ấy, người Đống 2 thường nói: “Thầy giáo Quang thành người Mông, thành người bản Đống rồi”. Có lẽ thế, một lần trai bản tổ chức đi “bắt” vợ nhưng “đội hình” thiếu mất 1 người nên rủ thầy Quang tham gia. Thầy được giao điều khiển chiếc xe Win, chở 1 trai bản và cùng cả đoàn vượt chặng đường đèo dốc 15km để “bắt” vợ cho một thanh niên.

Thầy Quang giải thích: “Đây không phải là sự bắt ép, mà là 1 phong tục của người Mông. Khi đôi trai gái yêu nhau và quyết định tiến đến hôn nhân, người con trai lên kế hoạch “bắt” người yêu về và tổ chức làm các nghi lễ quan trọng...”. Còn cô giáo Bình đã học được những làn điệu dân ca Mông như cự - xia, lù - tẩu và điệu hát ru để ru các bé đi vào giấc ngủ ban trưa.

Mái ấm trên đỉnh Pun Lon của vợ chồng thầy Nguyễn Hồ Quang giờ có thêm hai thành viên. Hai con gái là Nguyễn Thị Nhật Uyên (sinh năm 2008) và Nguyễn Thị Việt Nữ (sinh năm 2013) đều lớn lên trên vùng đất lắm sương nhiều gió này. Ăn cơm lúa rẫy và rau rừng Pun Lon, uống những bát nước chắt ra từ kẽ đá, dầm mình trong sương mây nên Uyên và Nữ rất khỏe mạnh, như những đứa trẻ khác ở Đống 2.

Năm học này, Nhật Uyên về sống với ông bà nội ở Yên Khê, vì ông bà tuổi đã cao, cần người ở bên để bớt đi sự hiu quạnh. Cô giáo Bình chia sẻ: “Xa con, hàng tháng trời mới có dịp về quê, có những đêm tôi không thể nào chợp mắt vì nhớ, vì thương. Đành an ủi, ở quê con sẽ có điều kiện học tập tốt hơn...”.

Đêm, dường như mùa đông đã “gõ cửa” từng ngôi nhà trên đỉnh Pun Lon, những cơn gió lạnh lùa vào kẽ vách. Dưới ánh điện nhập nhòe mờ tỏ, vợ chồng thầy Quang miệt mài với trang giáo án, mặc cho phía ngoài cơn mưa rừng đang xối xả.

 

 

Trần Công Kiên

Năng lượng Mới 472