Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Nguồn lực ngoài cửa” và nỗi khổ của kinh tế nông nghiệp

09:05 | 26/06/2018

234 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mấu chốt ở khả năng sáng tạo, hiếm ai không có niềm tin vào trí tuệ Việt nhưng môi trường dành cho sáng tạo mới đáng băng khoăn.

Một sự nhầm lẫn lâu nay khi nói về nguyên nhân khiến năng suất lao động của nước ta chỉ ngang bằng thậm chí thua cả Lào, Campuchia, đó là người ta chỉ thấy bề nổi của tảng băng chìm.

Có phải vì người Việt mê bia rượu, thích la cà, hay trà lá nơi công sở? Đó chỉ là hiện tượng. Điều đối nghịch với các nước phát triển, hàng năm họ dành quỹ thời gian rất lớn cho du lịch nhưng năng suất lao động vẫn đảm bảo.

Chính phủ Nhật Bản kêu gọi công dân nước họ… bớt hăng say làm việc; ở Thụy Sĩ dự định thông qua đạo luật phát cho người dân khoản tiền 2.400 USD mỗi tháng vì ngân hàng quốc gia… thừa tiền. Những dấu hiệu của sự thịnh vượng tột bậc được tạo nên bởi hiệu quả của nền kinh tế bằng năng suất lao động cao chót vót.

Tại diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2018, câu chuyện về tăng trưởng “thần kỳ Nhật Bản” hồi thế kỷ trước được nhắc đến như bài học cho Việt Nam trong cải thiện năng suất lao động.

Sự “ăn chơi” ở các nước phát triển nhờ năng suất lao động cao dựa trên nền tảng khoa học công nghệ vượt trội. Ở Việt Nam nhiều nơi xem ra rất tuân thủ giờ giấc hành chính, nhưng vì sao năng suất lao thấp lè tè? Do bản tính người Việt ưa hình thức hay do kém khoa học công nghệ?

nguon luc ngoai cua va noi kho cua kinh te nong nghiep
Công nghiệp hóa nông nghiệp là mục tiêu chưa hoàn thành

Cả hai nguyên nhân đó đều đúng, nhưng cốt yếu nằm ở khoa học công nghệ. Tại một hội thảo mới đây ở TP HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: “Nguồn lực khoa học công nghệ là rất nhiều nhưng nó không đi thẳng vào doanh nghiệp. Nguồn lực này chỉ đi ngang qua cửa mà chủ doanh nghiệp không chào nên họ đi luôn”.

Vậy là một lần nữa phải xác định lại, việc thiếu hụt nguồn lực khoa học công nghệ là do doanh nghiệp chưa “mặn mà”, hoặc do “nghẽn” ở thể chế?. Doanh nghiệp không “chào” khoa học công nghệ có liên quan gì đến tình trạng “khôn dựng trại, dại dựng nhà” - doanh nghiệp không muốn lớn?

Công cuộc công nghiệp hóa nông nghiệp hay “điện khí hóa nông thôn” được thúc đẩy cách đây vài thập kỷ để giải phóng sức lao động ở khu vực nông thôn - nơi chiếm 70% dân số.

Thực tế, nông dân Việt Nam vẫn hăng say lao động, câu ca dao “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” vẫn đúng với hàng triệu người ở nông thôn. Diện mạo đồng ruộng ở nông thôn không thay đổi sau nhiều năm. Vẫn một phương thức sản xuất chủ yếu “nhờ trời”.

Đúng như ông Nguyễn Thiện Nhân nói về năng suất lao động, ai cũng nghĩ Việt Nam là rất kém nhưng không phải vậy. Yếu tố công nghệ tác động hết, một kỹ sư cơ khí giỏi nhưng đi cày bằng trâu thì cũng không có năng suất, ông ấy phải lên máy cày mới phát huy được. Chất lượng người lao động phải đi kèm với công nghệ mới thực sự cải thiện được tình hình hiện tại.

Những gì diễn ra với nông sản và diễn biến đáng ngại từ Đồng bằng Sông Cửu Long cho thấy thực tế đáng lo. Những cuộc khủng hoảng thừa nông sản từ mặt hàng chủ lực trong chăn nuôi đến trồng trọt.

Hãy đặt ra vấn đề, nếu năng suất lao động trong ngành nông nghiệp tăng lên thì người nông dân có giàu theo hay tiến gần hơn nữa tới những cuộc khủng hoảng thừa? Một phép toán đơn giản, nếu vải thiều, dưa hấu, heo… đạt năng suất cao hơn hiện tại, ai đảm bảo không xảy ra tình trạng “được mùa mất giá” dữ dội hơn?

Cần tính toán thực tế hơn một khi năng suất lao động tăng lên và đầu ra cho sản phẩm là hai giải pháp song song. Trong bối cảnh bất ổn đầu ra thì năng suất lao động có giải quyết được tình hình?

Một logic thông thường, khi năng suất lao động cao sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, khi nhiều sản phầm thì giá thành hạ xuống, tạo lợi thế trong cuộc cạnh tranh về giá. Nhưng vấn đề với nông sản Việt Nam chưa phải là số lượng.

Làm sao để đạt tiêu chuẩn để vượt qua “hàng rào kỹ thuật” tham gia sân chơi “khó tính” như EU, Mỹ, Nhật Bản mới là cái cần nhất lúc này. Đương nhiên lại dính đến các yếu tố khoa học công nghệ.

Người Việt cần cù, hiếu học nhưng tại sao vẫn nghèo? Mấu chốt ở khả năng sáng tạo, ít người không có niềm tin vào trí tuệ Việt nhưng môi trường dành cho sáng tạo mới đáng băng khoăn.

Diễn đàn Doanh nghiệp