Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Người Việt hạnh phúc: Thật hay ảo?

10:56 | 20/03/2015

660 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chỉ số Hạnh phúc (HPI) của người Việt luôn ở vị trí cao so với thế giới, nhưng điều đó có đồng nghĩa với việc người Việt đang hạnh phúc thật sự?!

Nói người Việt hạnh phúc là... chủ quan!

Ngày 20/03 hàng năm được gọi là Ngày Quốc tế hạnh phúc (QTHP). Việt Nam cũng chính thức hưởng ứng ngày này từ năm 2014 vừa qua. Và nhắc đến ngày này, người ta sẽ nhắc đến một chỉ số liên quan, đó là chỉ số Hạnh phúc (HPI). 

Ba năm một lần, Hiệp hội Kinh tế mới - một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường tại Anh (NEF) sẽ công bố Chỉ số HPI của hơn 150 nước trên thế giới, thông qua những cuộc khảo sát của mình.

Để tính chỉ số HPI, NEF sử dụng dữ liệu toàn cầu về tuổi thọ, triển vọng, hạnh phúc được trải nghiệm và dấu chân sinh thái. Công thức tính cụ thể là HPI = (Hạnh phúc được trải nghiệm x Tuổi thọ trung bình) / Dấu chân sinh thái. Và mỗi chỉ tiêu này được dựa trên một thước đo riêng biệt. Trong đó, chỉ tiêu Dấu chân sinh thái được tính toán dựa trên sự đo lường về việc tiêu thụ/khai thác tài nguyên.

Nhìn lại chỉ số HPI của Việt Nam được công bố lần đầu vào năm 2006 thì thấy chỉ số này đã liên tục được thăng bậc. Cụ thể là từ vị trí 12 (2006) lên vị trí thứ 5 (2009) và đỉnh điểm là vị trí thứ 2 (2012).

Nụ cười Việt Nam 1

Song, câu hỏi đặt ra là sự thăng bậc của chỉ số HPI có là minh chứng xác thực người Việt ngày càng hạnh phúc?!

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – người đã thực hiện nhiều chương trình hoạt động cũng như nghiên cứu về Ngày QTHP tại Việt Nam lý giải rằng: “Không nên hiểu rằng chỉ số HPI người Việt cao đồng nghĩa nghĩa là người Việt đang rất hạnh phúc! Bởi chỉ số này phụ thuộc vào các thước đo như khái niệm đã đề cập”.

“Chỉ số HPI không tính đến khía cạnh giàu có làm tiêu chuẩn hạnh phúc duy nhất, mà tập trung vào các nhân tố khác như tuổi thọ, mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân so với mức độ tiêu hao tài nguyên và khả năng tái tạo của hệ sinh thái”, PGS Sơn nói.

Ông cho biết, từ những thực tế diễn ra cho thấy có sự chủ quan khi nói người Việt hạnh phúc. Cụ thể là xét ở khía cạnh đời sống vật chất của người Việt hiện nay, mặc dù đã được cải thiện rất nhiều, nhưng vẫn còn không ít người nghèo, cuộc sống còn không ít những khó khăn, vất vả. Đến những vùng quê vùng sâu vùng xa vẫn còn nhìn thấy cảnh thiếu đói, người dân thiếu ăn từng bữa. Hay đi qua những ngã tư của thành phố người đi đường không khỏi chạnh lòng trước những em nhỏ ngồi bán đồ dạo…

Riêng ở khía cạnh đời sống tinh thần, theo một nghiên cứu gần đây nhất thì trong 20 người Việt thì có khoảng 5 người bị rối nhiễu về tâm lý. Tệ nạn xã hội vẫn còn, tai nạn giao thông vẫn liên tiếp xảy ra mỗi ngày, nỗi lo sợ khi người ta bước ra ngoài cánh cửa gia đình còn bủa vây… nên áp lực tinh thần thực sự vẫn tồn tại.

Lạc quan, dễ hài lòng nên hạnh phúc?

Dù thực tế cuộc sống vẫn còn vô vàn những lo lắng, khó khăn nhưng chỉ số HPI của Việt Nam luôn cao chót vót so với thế giới?!

Lý giải về điều này, các chuyên gia cho biết đó là do người Việt thường khá hài lòng về cuộc sống của mình. điển hình là, dẫu có xảy ra những biến cố lớn thì nhìn chung phần lớn người Việt vẫn cảm thấy lạc quan. Một số tiêu chí được đưa ra ví dụ là khi được hỏi “bạn có cảm thấy hài lòng về ngày hôm nay không?”, thì phần lớn người Việt trả lời là không có gì phải suy nghĩ, đắn đo nhiều!

Nụ cười Việt Nam 2

Kế đến, chỉ số HPI của Việt Nam cao vì niềm hạnh phúc của người Việt là khá đơn giản. Với rất nhiều người, việc có một ngôi nhà để ở, con cái học hành, trưởng thành nên người, công việc ổn định... là đã đủ để cảm thấy rất hài lòng và hạnh phúc rồi! Mặt khác, phần lớn người Việt có niềm tin vào cuộc sống và tin vào một tương lai đất nước sẽ tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, “rừng vàng, biển bạc” mà đất nước đang sở hữu cũng là một thuận lợi về đời sống so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Một phần vì công nghiệp ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển, nên việc khai thác, sản xuất chưa ở mức tàn phá bầu không khí trong lành hay môi trường sinh thái tự nhiên…

Chính dựa vào những nét cơ bản này mà NEF đánh giá chỉ số HPI của người Việt Nam khá cao.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, chỉ số HPI của Việt Nam cao không hẳn là một điều gì đó đáng mừng. Bởi xét ở khía cạnh, nếu ai cảm thấy hài lòng, hạnh phúc một cách quá dễ dãi thì đó rõ ràng không phải là một điều tốt! Sự lạc quan, tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp ở tương lai là điều cần thiết; song sự lạc quan quá mức sẽ khiến con người tự mãn, cả tin và kém thành công trong cuộc sống!

“Không nên vội mừng về con số đo, quan trọng là cần chú ý đến sự cảm nhận của từng nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm đối tượng thiệt thòi”, một nhà nghiên cứu nhấn mạnh!

Theo Quyết định số 2589/QĐ-TTg của Thủ tướng và công văn số 342/BVHTTDL-GĐ ngày 18/2/2014 của Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch thì từ năm 2014, Việt Nam sẽ hưởng ứng Ngày QTHP (ngày 20/3 hàng năm) do Liên hợp quốc phát động.

Cụ thể, từ năm 2014, nhiều hoạt hưởng ứng ngày này với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ” đã diễn ra trên phạm vi toàn quốc. Các hội thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm, diễn đàn, cuộc thi, hội thi, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao... được tổ chức, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có những hoạt động tích cực, đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình, cộng đồng.

Năm 2015, các hoạt động tương tự sẽ diễn ra, cũng với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ” của năm trước.

Trúc Vân (Tổng hợp)