Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Người tiêu dùng có được bảo vệ?

13:19 | 15/04/2012

Theo dõi PetroTimes trên
|
“Người tiêu dùng có thể tạm thời yên tâm nhưng cơ quan quản lý thì chưa hề yên tâm chút nào. Công an mới vào cuộc mà đã phát hiện 10 tấn thức ăn chăn nuôi nghi chứa chất cấm. Trong khi đó, thực tế, cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát được toàn bộ thị trường. Có thể một lượng không nhỏ chất cấm “đang nằm tiềm ẩn ở đâu đó?”. Đó là ý kiến của ông Nguyễn Xuân Dương Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT.

Các siêu thị khuyến cáo các nhà nhập khẩu các chế phẩm từ thịt lợn như các loại đồ hộp, xúc xích...cần cẩn trọng về nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

“Thuốc tạo nạc”

Thông tin về chất tạo nạc lại tiếp tục được hâm nóng khi cuối tuần qua Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) và Liên hiệp các hội khoa học và kỳ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức công bố đề tài “Đánh giá tồn dư các hóa chất độc hại trong thịt lợn siêu nạc”. Đặc biệt nhiều ý kiến băn khoăn, việc Bộ NN&PTNT nói không với chất cấm và Bộ Y tế cho phép sử dụng chất cấm làm thuốc liệu có mâu thuẫn không, liệu đây có phải kẽ hở để người chăn nuôi “nhập nhèm” trong sử dụng?

“Thuốc tạo nạc” nguyên chất được bán trên thị trường với giá 20-25 triệu đồng/kg, nhưng thường là sản phẩm đã pha trộn với nhiều thuốc khác có giá bán 500.000 đ – 1.200.000 đ/kg. Lợn nuôi bình thường phải mất 4 tháng mới xuất chuồng, nhưng khi có “thần dược” thì chỉ phải nuôi 3-3,5 tháng.

Theo một đại diện Cục Chăn nuôi, mặc dù nước ta hầu như chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào do chất tạo nạc gây nên, nhưng sự việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi được phát hiện trong thời gian gần đây đã gây nên hậu quả rất nặng nề về mặt kinh tế. Bình quân mỗi tháng cả nước tiêu thụ 250.000 tấn thịt lợn hơi. Nếu tính thiệt hại do giảm giá 8.000 đồng/kg thì tổng giá trị thiệt hại của người chăn nuôi là 2.000 tỉ/tháng.

Theo TS Nguyễn Hùng Long, Cục phó Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng khi ăn phải thịt chứa Beta-agonist (Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine), nếu ngộ độc cấp tính sẽ rối loạn tiêu hóa, run cơ, khó thở, tim đập nhanh, cơn đau thắt ngực, tăng huyết áp, choáng váng, phù phổi, sảy thai… Về lâu dài, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và có thể gây tử vong ở bệnh nhân có bệnh về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường…

Nguy cơ bùng phát cao

Ở khu vực phía Nam, ngày 12/4, thượng tá Đặng Văn Tốt, Phó phòng 6 – Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) cho biết, sau khi kiểm tra Cty TNHH Napha (Tây Ninh) đã phát hiện một tấn thành phẩm thức ăn cho heo với công dụng được ghi rõ trên bao bì “kích thích tăng trọng, tạo nạc”, chứa chất cấm thuộc nhóm beta-agonist.

Thượng tá Tốt cho biết, mẫu thức ăn “Oni Pigone – siêu chống còi” của Công ty Ô Ni và mẫu thức ăn gia súc quảng cáo “nở mông – bung đùi” của Công ty O.T.A.H cùng ở TPHCM sản xuất đều chứa chất tạo nạc.

Đội quản lý thị trường huyện Châu Thành (Tây Ninh) hôm 11/4 đã công bố kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn gia súc làm “nở mông, nở vai, chống còi” do Napha sản xuất có chứa chất cấm salbutamol.

Ở Long An, sản phẩm “tạo nạc – bung đùi” của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng thú y ANOVET cũng nhiễm chất cấm tạo nạc.

Ngày 13/4, đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội tiến hành kiểm tra việc kinh doanh gia súc, gia cầm và truy tìm thịt heo chứa chất tạo nạc (chất cấm nhóm Benta – agonits sử dụng trong chăn nuôi) tại một số chợ, siêu thị trên địa bàn thủ đô.

Tại chợ Nghĩa Tân, địa điểm kinh doanh nhiều gia súc, gia cầm giết mổ sẵn, đoàn đã phát hiện một số tồn tại như điều kiện vệ sinh khu vực bày bán thực phẩm bẩn, hàng thịt heo sống và chín bày xen lẫn, các bàn bày bán thịt heo không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.

Tương tự, tại siêu thị Big C cũng tồn tại sai phạm như một số sản phẩm thịt đóng gói do siêu thị mua lô về tự sơ chế đóng gói không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng không ghi đầy đủ theo quy chế nhãn mác.

Đoàn kiểm tra đã lấy 5 mẫu thịt heo tươi tại chợ Nghĩa Tân và siêu thị Big C để gửi Viện Chăn nuôi – Bộ NN-PTNT làm kiểm nghiệm, tìm xem có chứa chất tạo nạc hay không. Nếu phát hiện có mẫu thịt chứa Benta – agonits sẽ tiếp tục truy tìm nguồn gốc.

Tẩy chay sản phẩm có chất cấm

Vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm hiện nay là làm cách nào phân biệt được Thịt lợn nhiễm chất tạo nạc với thịt lợn không nhiễm chất cấm khi đi mua thịt. PGS.TS Phan Thị Sửu – Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, loại thịt lợn ăn “bột siêu nạc” tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò, trong khi thịt lợn nuôi theo phương pháp thông thường có màu hồng tươi. Thịt ở những con lợn khỏe mạnh có lớp mỡ dày khoảng 2 cm, mỡ màu trắng, thớ thịt mịn, có độ đàn hồi tốt. Người tiêu dùng nên tránh mua những loại thịt lợn có mông và vai nở to, bắp thịt cuộn lên một cách khác thường.

Việc nhiều người băn khoăn đã là chất cấm mà tại sao Bộ NN&PTNT cấm nhưng Bộ Y tế vẫn cho dùng liệu có phải kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng trà trộn trong việc sử dụng không? Bà Sửu giải thích, không nên nhầm lẫn giữa hai khái niệm thuốc và thực phẩm. Chẳng hạn thực phẩm của chúng ta sản xuất ra không được tồn dư kháng sinh, nhưng chúng ta vẫn phải cho kháng sinh vào người khi có bệnh. Thuốc không phải là thực phẩm và ngược lại. Đây không phải là kẽ hở vì khi một doanh nghiệp muốn nhập thì phải nói rõ mục đích để làm thuốc hay thức ăn chăn nuôi vì hệ thống thuế, tờ khai hoàn toàn khác nhau.

Hiện nay, việc sử dụng chất cấm không chỉ xuất hiện ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nữa mà cả ở các hộ chăn nuôi công nghiệp (thức ăn tự trộn); đối tượng cung cấp không chỉ trao tay nữa mà đã rộng hơn là các cửa hàng, cửa hiệu. Ông Phạm Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khuyên người tiêu dùng yên tâm ăn thịt lợn, nhưng nguy cơ bùng phát việc sử dụng chất cấm trở lại là rất lớn nên cơ quan quản lý Nhà nước không thể chủ quan được.

Lo lắng hậu “lợn siêu nạc”

Cho dù số liệu về tỉ lệ thịt lợn có chất kích nạc độc là thế nào đi chăng nữa thì một điều dễ nhận thấy là giá thịt lợn ngoài chợ đang xuống trông thấy (có nơi chỉ còn 70.000/kg trong khi giá đúng phải là 120.000 đồng/kg). Người nông dân thì đang thua lỗ nặng khi giá lợn hơi hiện đã giảm 15% (chỉ còn 47.000/kg) so với thời điểm trước khi thông tin về thịt lợn có chất độc tạo nạc công bố.

Điều lo ngại tiếp theo là sau đợt tẩy chay này khoảng 6 tháng nữa, khi người nông dân thua lỗ, bỏ chăn nuôi lợn, giá thịt lợn lúc đó chắc chắn sẽ tăng rất cao, gây thiệt hại cho tất cả, từ người tiêu dùng tới người chăn nuôi…

Giải quyết tận gốc từ khâu chăn nuôi

Sản phẩm có sử dụng chất cấm khi ra thị trường ngay cơ quan chức năng bằng cảm quan còn khó phân biệt được huống chi người tiêu dùng. Cần tẩy chay người sản xuất thức ăn độc hại. Cần giải quyết tận gốc từ khâu chăn nuôi, không phải người chăn nuôi nào cũng sử dụng hóa chất. Các thành viên trong Hiệp hội chăn nuôi phải có biện pháp quản lý lẫn nhau trước khi cơ quan nhà nước can thiệp vì đây là quyền lợi cả ngành đừng để con sâu bỏ rầu nồi canh. vì hơn ai hết người chăn nuôi dễ phát hiện ra nhau khi có vi phạm. Bên cạnh đó cơ quan chức năng phải sẵn sàng phải vào cuộc truy nguyên tận gốc vấn đề thì vấn đề mới được giải quyết được. Đây không phải sự kiện mới, cách đây một vài năm đã nổi lên tình trạng này nhưng do cơ quan chức năng vào cuộc tốt nên nó đã lắng đi, một thời gian người ta không sử dụng đến bây giờ lại rộ lên. Phải kiểm tra thường xuyên và có biện pháp xử lý kịp thời tránh tình trạng chỉ kiểm tra khi báo chí đưa tin rộ lên sau đó lại nguội đi. (Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam)

Chăn nuôi không dùng, chất cấm vẫn tồn dư trong thực phẩm

Việc cấm sử dụng các chất tạo nạc trong thức ăn chăn nuôi (TACN) là cần thiết. Tuy nhiên, cấm sử dụng trong TACN không có nghĩa là hàm lượng của các chất này trong thực phẩm phải bằng “không” vì nhiều khi gia súc không cho ăn chất tạo nạc nhưng trong thịt vẫn có hàm lượng Beta-agonist do nhiễm từ nhiều nguồn khác nhưng rất thấp, dưới ngưỡng nguy hại. Bộ Y tế đã có quy định về ngưỡng hàm lượng các chất clenbuterol và salbutamol trong thực phẩm: thịt là 0,1 ppb; gan thận là 0,5 ppb; sữa là 0,05 ppb. Trên thế giới, nhiều nước cấm sử dụng chất tạo nạc như các nước EU, Trung Quốc, Malayxia, Đài Loan, nhiều nước vẫn cho phép sử dụng như: Mỹ, Canada, Úc , Brazin, Mehico, Thái Lan… Ở Việt Nam, Bộ Y tế cho phép sử dụng làm thuốc điều trị cho người, nhưng Bộ NN&PTNT cấm sử dụng trong chăn nuôi từ 2002. (TS Lê Thị Hồng Hảo – Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia)

Linh Nguyễn