Người làm "sống lại" phế liệu
Ông Nguyễn Văn Khương đang miệt mài xử lý những chai, lọ
Sản phẩm khá đa dạng. Cái thì được chạm hoa, tỉa lá in sâu vào thành chai, cái thì là chiếc lọ cắt gọt tạo dáng. Còn có cái bên trong đựng con côn trùng, nhành hoa khô ướp, bóng xốp ngộ nghĩnh, thậm chí cả những thiếp chúc mừng, câu ca dao, danh ngôn...
Để tạo ra được những sản phẩm này, ông Khương cho biết, ngoài việc hiểu biết về chất liệu, người thợ phải tập trung cao độ, không chỉ với sự khéo léo của đôi tay, sự tinh nhanh của đôi mắt, mà bằng cả tình cảm, lòng đam mê xuất phát từ trái tim.
Công việc chế tác ra những sản phẩm này đến với ông một cách rất ngẫu nhiên. Trong một dịp đi chợ Đồng Xuân (Hà Nội), ông Khương bị hút hồn khi thấy những nét hoa văn tạo nên những cái chai được bày bán. Ý tưởng thiết kế các sản phẩm làm từ chai, lọ đã bỏ đi cứ xuất hiện trong đầu.
Nói là làm, những ngày đầu, người thân trong gia đình ai cũng ngỡ ngàng khi thấy ông hàng ngày ra ngoài rồi mang về rất nhiều chai, lọ về chất đầy nhà. Bỏ qua những lời gièm pha, ông vẫn miệt mài tìm tòi, âm thầm sáng tạo.
Biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật
Ông làm việc này đã hàng chục năm, mỗi sản phẩm ông Khương làm ra đều thấm đẫm mồ hôi, công sức. Những chiếc chai, lọ bỏ đi tưởng chừng như vô tri vô giác, vậy mà được ông mài dũa và "thổi cho nó linh hồn” để trở thành những tác phẩm văn hóa sống động, độc đáo có sức sống lâu bền với thời gian. Có lẽ trong từng chiếc chai, lọ đó không chỉ chứa hơi thở, mà còn là tình cảm của người làm.
Ông nói: "Nét đẹp về niềm đam mê yêu thiên nhiên, biết làm đẹp cho đời bằng những vật phế liệu, bảo vệ môi trường, làm những điều mình thích và có ý nghĩa cho đời là điều đáng quí giá.
Một sản phẩm được hoàn thiện
Tuy nhiên, sản phẩm của gia đình ông chủ yếu mới chỉ giới thiệu tại các cửa hàng quà lưu niệm ở Hà Nội ông vẫn mong được mở rộng thị trường vừa để truyền nghề cho những ai say mê, vừa để cho thấy tài hoa của người thợ Việt không kém ai. Là việc làm phù hợp với mọi lứa tuổi, có thể làm quanh năm, đồng thời lại là sản phẩm tái chế tạo từ phế thải, nên nó còn mang ý nghĩa bảo vệ môi trường.
Trong lúc hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn thì việc ông Khương và gia đình kiếm sống được từ nghề thủ công độc đáo này cũng là một mô hình cần nhân rộng. Ông quả quyết: “Qua khảo sát, cả Hà Nội chỉ có mình gia đình tôi làm cái nghề này, nếu có nhiều đối tác, tôi sẽ mở rộng quy mô và sẵn sàng truyền nghề cho những người có tâm huyết...”.
Hơn nửa cuộc đời thổi hồn vào phế liệu, từ sâu thẳm trong tâm hồn mình ông luôn tâm niệm rằng, khi hết lòng vì nghệ thuật thì chính nghệ thuật sẽ trả ơn xứng đáng cho ông.
Nguyễn Hoan
-
Vì sao sắt thép phế liệu không được giảm thuế VAT?
-
Nguy cơ tiềm ẩn trong các mặt hàng nhập khẩu có giá trị tăng đột biến
-
"Đóng băng" bay quốc tế, hàng không Việt Nam dự kiến lỗ hơn 15.000 tỉ đồng
-
Chứng khoán tháng 3: Cẩn trọng lỗ nặng vì đòn bẩy
-
Tiếp tục trục xuất 1.600 container phế liệu ra khỏi Việt Nam
-
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí
-
Báo chí đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng
-
Phó Thủ tướng gửi thư khen lực lượng xử lý quyết liệt tội phạm "tín dụng đen"
-
Thủ tướng bổ nhiệm lại nhân sự Bộ Quốc phòng