Ngư dân có thể khởi kiện 'thủ phạm' đầu độc cá
Lý lịch đen của Formosa |
Formosa dùng hóa chất cực độc để súc rửa đường ống xả thải |
Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển |
Đứng trước hiện tượng bất thường này, dư luận đang đặt hoài nghi vào hệ thống xả thải ở tầng nước sâu ra biển của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa). Giả thiết cho rằng nguồn xả thải từ nhà máy đã dẫn đến nhiều loại cá bị nhiễm độc tố hóa học dẫn đến chết hàng loạt.
Mặc dù chưa có kết luận chính thức từ phía cơ quan chức năng về “thủ phạm” khiến cá chết hàng loạt thế nhưng, phát ngôn mới đây của ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa khiến dư luận dậy sóng.
Cá chết tại biển Hà Tĩnh. |
“Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại”. Với cách trả lời của ông Phàm, thì người dân phải chấp nhận đánh đổi sức khỏe, môi trường sống, nguồn lợi thủy sản chỉ vì sự phát triển của nhà máy sao? Đã đến lúc người dân có quyền đòi hỏi một cơ chế bảo hộ cho chính họ, tại chính nơi họ đang sinh sống.
Về vấn đề này, Luật sư Tạ Anh Tuấn - Trưởng văn phòng Luật sư Tạ Anh Tuấn (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: “Ngư dân ở những vùng biển, ven biển bị thiệt hại do mất thu nhập từ nguồn hải sản bị hủy diệt hoặc bị ngộ độc từ nguồn hải sản bị chết do nhiễm độc từ nguồn nước thải gây ra đều có quyền khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho mình cho đến khi nguồn hải sản được khôi phục”.
Theo Luật sư Tạ Anh Tuấn, nếu các cơ quan chức năng xác định rõ chất gây độc, mức độ cũng như đủ căn cứ sẽ chuyển vụ việc sang xử lý hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường theo điều 182 Bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó, người dân bị thiệt hại do cá chết có thể khởi kiện dân sự.
Như vậy, có thể khẳng định dù có yếu tố hình sự hay dân sự thì người dân bị thiệt hại đều có thể yêu cầu đơn vị gây ra ô nhiễm, thải chất độc bồi thường.
Theo nguồn tin của PetroTimes, khi trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Formosa, hệ thống nước thải của đơn vị này sẽ xả ra sông Quyền. Tuy nhiên, sau đó đơn vị này lại xin xả thẳng ra biển. “Nếu hệ thống xả thải của Formosa xả ra sông Quyền rồi mới đổ ra biển thì người dân có thể giám sát được thông qua màu nước, mùi nước … Tuy nhiên, Formosa xả ra biển thì rất khó vì nước biển quá rộng” - nguồn tin nói. Cũng theo nguồn tin, vừa qua Formosa xin nhập từ nước ngoài về một lượng lớn chế phẩm vi sinh vật để xử lý nước thải. Việc nhập lượng lớn chế phẩm vi sinh vật của Formosa tiền lệ ở Việt Nam chưa từng có. Các khu công nghiệp, nhà máy họ tự cấy ghép vi sinh vật chứ không nhập khẩu. “Formosa thực tế đăng ký xả thải 12.000 m2 nước thải ngày đêm (chưa kể nước làm mát hệ thống-PV), đây không phải là khối lượng lớn nước thải so với nhiều khu công nghiệp tại Việt Nam. Vậy Formosa nhập lượng lớn chế phẩm vi sinh vật về để làm gì. Đây là câu hỏi cần được cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ” – nguồn tin cho hay. |
T.Minh
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo