Ngoài giảm thuế VAT, cần thêm những giải pháp khác để hỗ trợ tăng trưởng
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 72/NQ-CP ngày 06/5/2023 về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế VAT. Theo đó, Chính phủ nhất trí với đề xuất của Bộ Tài chính về giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, sau đó trình Quốc hội thông qua. Thời gian áp dụng từ ngày 01/7/2023 đến hết 31/12/2023.
Chính phủ nhất trí với đề xuất của Bộ Tài chính về giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% - Ảnh minh họa |
Việc giảm thuế VAT 2% được Chính phủ thông qua để trình Quốc hội là tín hiệu đáng mừng, khi việc giảm thuế VAT được cho là giải pháp hỗ trợ phục hồi có tác động ngay đến nền kinh tế thông qua kích cầu tiêu dùng, duy trì tăng trưởng và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thế nhưng, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không mấy khả quan, doanh nghiệp khó khăn, người dân giảm thu nhập, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc giảm thuế VAT, vẫn cần thêm những giải pháp khác.
Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc giảm thuế VAT vẫn cần có những giải pháp khác - Ảnh minh họa |
Xoay quanh vấn đề đã nêu, thông tin với báo chí, TS. Lê Bá Chi Nhân – chuyên gia kinh tế cho rằng, giảm 2% thuế VAT tưởng nhỏ nhưng tác động rất lớn đến nền kinh tế, vừa giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất vừa ổn định giá cả, ổn định chi tiêu cho người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không mấy khả quan, doanh nghiệp khó khăn, người dân giảm thu nhập thì các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế cần phải phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng mới có thể mang lại hiệu quả, tạo động lực tăng trưởng thực sự.
Ví dụ, giá xăng vừa điều chỉnh giảm, đây thực sự là thông tin tích cực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời điểm nắng nóng này, chi phí tiêu thụ điện tăng, giá điện lại thông báo tăng thì có phù hợp hay không? Ngành điện có thể xem xét tăng vào thời điểm sau tháng 6 khi mùa mưa tới, lượng tiêu thụ điện giảm.
“Do đó, để ổn định sản xuất, kinh doanh, kích cầu tiêu dùng thì Chính phủ cần thêm những giải pháp khác nữa ngoài giảm thuế VAT. Cụ thể, giảm lãi suất hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, cho doanh nghiệp”, vị chuyên gia này đề xuất.
Ngoài ra, theo TS. Lê Bá Chi Nhân, để nền kinh tế vận hành tốt trở lại, quan trọng là đẩy nhanh giải ngân các dự án đầu tư công, phát triển hạ tầng. Nếu dự án đầu tư công, chủ yếu là hạ tầng giao thông đẩy mạnh, triển khai tốt thì tăng lưu thông hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển, kích thích giao thương liên kết các vùng, thúc đẩy du lịch, dịch vụ…
Đồng quan điểm đã nêu, TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh trước đó cũng cho rằng, trong chính sách tài khóa thì việc giảm VAT cũng chỉ là 1 phần vì trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế vẫn còn dư địa lớn (gần 350.000 tỷ đồng), ta có thể linh hoạt, điều chuyển giữa các gói hỗ trợ khác nhau trong chương trình này vì nguồn lực là tương đối đủ. Một cái rất quan trọng nữa là thúc đẩy các nguồn lực trong đầu tư công, phát triển hạ tầng. Nếu đẩy mạnh, triển khai tốt hơn thì cũng mang ý nghĩa lan tỏa.
Liên quan đến vấn đề này, theo TS. Nguyễn Ngọc Tú - chuyên gia về thuế, để chính sách hỗ trợ hiệu quả nhất, cùng với việc giảm thuế VAT, cần phải giảm cả thuế thu nhập cá nhân. Vì giảm thuế thu nhập cá nhân là giúp người nộp thuế có tiền để tiêu dùng, để mua hàng hóa.
“Nói là giảm thuế thu nhập cá nhân nhưng thực chất, Bộ Tài chính cần sớm báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh bất cập hiện hành của chính sách thuế thu nhập cá nhân”, TS. Nguyễn Ngọc Tú nhấn mạnh.
Cũng theo TS. Nguyễn Ngọc Tú, Luật hiện hành quy định khi chỉ số giá cả biến động 20% mới xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gây bất lợi cho người nộp thuế. Thực tế, mỗi năm chỉ số giá tăng khoảng 3 - 4%, đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân bị bào mòn.
Xoay quanh đề xuất của TS. Nguyễn Ngọc Tú, trước đó, nhiều chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt bất cập trong quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân như: biểu thuế lũy tiến với thuế suất lên đến 35% là quá cao; mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân nộp thuế và người phụ thuộc quá thấp, lạc hậu so với tình hình kinh tế xã hội hiện nay, không đảm bảo được nhu cầu đời sống của nhiều hộ gia đình. Hay một số quy định về điều kiện xem xét là người phụ thuộc, ngưỡng thu nhập vãng lai phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ 2 triệu đồng... không còn phù hợp.
Đồng thời đề xuất, cần sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân. Như biểu thuế lũy tiến từng phần với 7 bậc cũng cần giảm xuống để giảm gánh nặng cho người nộp thuế, hay quy định mức thu nhập bình quân 1 tháng không quá 1 triệu đồng mới được tính là người phụ thuộc. Đặc biệt, nếu đợi đến năm 2025 mới sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân thì quá thiệt thòi cho người nộp thuế.
Giá vàng hôm nay (5/5): Giữ vững mức tăng trưởng |
Linh hoạt chính sách tiền tệ: Động lực cho tăng trưởng quý 2 |
Xúc tiến đầu tư bất động sản trong du lịch nông nghiệp Việt Nam |
Theo DĐDN
-
Bộ Tài chính phản hồi đề xuất bỏ quy định miễn VAT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
-
Bộ Tài chính phản hồi trước đề xuất giảm thuế VAT đối với giá điện
-
Tin tức kinh tế ngày 29/6: Chính thức giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024
-
Đề nghị đánh thuế VAT hàng nhập giá trị nhỏ qua sàn thương mại điện tử
-
Tin tức kinh tế ngày 22/6: Hỗ trợ hơn 19.000 tỷ đồng qua giảm thuế VAT
-
Giá vàng hôm nay (5/11): Giảm nhẹ
-
VASEP: Cá ngừ Việt Nam đứng trước cơ hội “vàng”
-
Diễn đàn hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững”
-
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ
-
Vinh danh 6 doanh nghiệp Petrovietnam có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024