Nghiên cứu lại việc nuôi cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Cụ thể, các loại cá trước khi muốn thả xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hoặc các dòng kênh khác, phải được chọn thời điểm thả thích hợp.
Cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè giữa tháng 5/2015
Về chủng loại cá cũng phải nghiên cứu để phù hợp với môi trường phát triển ở tầng đáy, tầng giữa, có sức chịu được biên độ giao động lớn về thay đổi của môi trường sống…
Hiện tại, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải tìm ra nguyên nhân cá chết, và có phương án xử lý, khắc phục để tránh ảnh hưởng đến lượng cá còn lại trong kênh.
Ngoài ra, các Sở liên quan nên có biện pháp để xử lý tình trạng khai thác cá bằng mọi hình thức tại các tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hũ - Bến Nghé…
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã có rất nhiều lần xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, nổi trắng dòng kênh, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống người dân ven kênh.
Theo kết luận của Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP HCM thì cá chết do nguồn nước quá ô nhiễm. Nhiều đoạn kênh có mực nước thấp, nước đứng, có màu nâu sẫm, bốc mùi hôi; các chỉ số DO, NH4, NH3 vượt ngưỡng cho phép… đó là nguyên nhân gây bất lợi cho sự sống của loài cá và thủy sinh vật trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Nguyễn Hiển (Năng lượng Mới)
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo