Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nghịch lý nhập khẩu

14:49 | 13/02/2012

721 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2011, Việt Nam nhập khẩu 106,7 tỉ USD. Dự báo năm 2012, nước ta phải nhập khoảng 121,8 tỉ USD, tăng 15,2% so với năm 2011 và tiếp tục là năm nhập siêu.

Tuy nhiên, câu chuyện nhập siêu không đáng lo ngại bởi một nước đang phát triển như Việt Nam phải xuất hàng giá trị thấp, mua hàng giá trị cao như máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất trong nước, nhập siêu trong khoảng có thể khống chế sẽ được chấp nhận. Nhưng hiện nay, việc nhập khẩu một số mặt hàng đã diễn ra những nghịch lý.

Nghịch lý của nhập khẩu ở đây là nước ta phải nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước dư thừa khả năng đáp ứng (ví dụ: muối|). Nghịch lý tiếp theo là cùng một mặt hàng nhưng việc xuất thì cứ xuất, việc nhập vẫn cứ nhập (than). Và nghịch lý nữa là nhập khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có năng lực sản xuất hàng đầu thế giới (thủy sản, cao su).

Nghịch lý nhập khẩu muối

Nông dân làm muối trên cánh đồng muối Sa Huỳnh, Quảng Ngãi. (Ảnh: VnExpress)

Năm qua, Nhà nước cấp hạn ngạch cho nhập 100.000 tấn muối. Nhưng các doanh nghiệp chỉ nhập khoảng 50.000 tấn. Trong khi nhu cầu trong nước là 1,3 triệu tấn. Con số nhập khẩu chẳng thấm thoát so với năng lực sản xuất muối trong nước. Hóa ra số muối nhập khẩu kia là phục vụ cho sản xuất công nghiệp, không phải muối ăn.

Ngày 6/1/2012, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã trả lời tại cuộc đối thoại trực tuyến như sau: “Việc nhập khẩu muối là việc chúng ta buộc phải làm. Lý do là bởi, lượng muối chúng ta sản xuất ra dù nhiều nhưng chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt bình thường. Còn đối với lĩnh vực công nghiệp, y tế, hóa chất, do ta chỉ mới dừng lại ở hình thức sản xuất thủ công nên chất lượng muối không đảm bảo, tạp chất trong muối cao, hàm lượng một số hóa chất không đạt yêu cầu… do đó, không đáp ứng được cho các nhu cầu nói trên”.

Có thể thấy, cơ cấu ngành công nghiệp trong nước quá thiếu đồng bộ khiến cho việc sản sản xuất muối công nghiệp chưa được triển khai dẫn đến việc phải nhập khẩu muối trong khi muối của diêm dân không được tiêu thụ.

Một câu hỏi chưa có câu trả lời là chúng ta có tiền để cho phép nhập 100.000 tấn muối/năm nhưng lại không đủ tiền để xây dựng một nhà máy chế biến muối phục vụ sản xuất công nghiệp trong nước? Phải chăng, công nghệ chế biến muối quá hiện đại khiến chúng ta không thể tiếp cận đầu tư?.

Bán hôm nay, nhập khẩu ngày mai

Một mặt hàng khác cũng có nghịch lý là Than. Tuy chưa xảy ra nhịp điệu: xuất cứ xuất, nhập cứ nhập nhưng theo dự báo chỉ 3 năm nữa, thực trạng bán than tốt, nhập than chất lượng kém sẽ xảy ra.

Theo Bộ Công Thương, đến năm 2015, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) có thể đáp ứng được 52 triệu tấn than, trong khi nhu cầu trong nước là khoảng 78 triệu tấn. Như vậy, để chạy các nhà máy nhiệt điện trong nước, chúng ta phải nhập khẩu khoảng 25 – 30 triệu tấn. Và thị trường nhập khẩu than của Việt Nam sẽ là Indonesia và Úc.

Tuy nhiên, ngành Than hiện nay đang xảy ra một tình trạng nghịch lý là vẫn xuất khẩu than và chờ đến thời hạn để… nhập khẩu chính loại than mà các năm trước xuất.

Tháng 6/2011, Vinacomin cũng đã nhập thí điểm 9.500 tấn than đầu tiên. Một câu hỏi đặt ra là tại sao không ngừng xuất khẩu than để dành than cho chạy các nhà máy điện và nhu cầu sản xuất trong nước?.

Ông Vũ Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Vinacomin thừa nhận hiện nay chúng ta xuất khẩu các loại than nhiệt trị cao và nhập về các loại than hàm lượng giá trị thấp đáp ứng nhu cầu của nhiệt điện, thép, xi măng. Một lý giải được đưa ra là giá bán than cho điện và xi măng vẫn thấp hơn giá thành. Hơn nữa giá bán trong nước cũng thấp hơn giá nhập khẩu nên ngành Than phải xuất khẩu để bù vào chi phí sản xuất.

Tóm lại, việc xuất thô khoáng sản để duy trì sản xuất của một Tập đoàn có nên không trong khi chúng ta đều biết theo quy hoạch của Tổng sơ đồ điện VII, nhiệt điện chạy than sẽ chiếm khoảng 45% tổng công suất nguồn vào năm 2020. Nếu thiếu than là thiếu điện và thiếu điện thì cả nền kinh tế bị ngừng trệ.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2011, Việt Nam cũng nhập 541 triệu USD các mặt hàng thủy sản và 943 triệu USD các mặt hàng cao su. Trong khi hai mặt hàng này, thế giới đã công nhận Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhập khẩu tăng là do cấu trúc sản xuất hiện tại của nền kinh tế thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ. Con số của Tổng cục Thống kê cho thấy, cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam gồm trên 90% là nhập khẩu phục vụ đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Chính vì chưa quan tâm phát triển công nghiệp phụ trợ nên mới xảy ra thực trạng nước ta phải nhập khẩu những mặt hàng như đã phân tích ở trên.

Đức Chính