Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ngành Ngân hàng vừa phòng chống dịch, vừa bảo đảm phát triển kinh tế

06:30 | 28/06/2021

387 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngay từ đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam đã phức tạp trở lại, ngành Ngân hàng đã và đang quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hiện thực hóa “mục tiêu kép”, góp phần phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân.

Tháng 3/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Công điện số 02/CĐ-NHNN về tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới. Trong đó yêu cầu các ngân hàng tập trung quán triệt và triển khai quyết liệt, chủ động, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch theo các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và Thống đốc NHNN trong tình hình mới. Nắm bắt, cập nhật kịp thời các thông tin chính thức về diễn biến dịch bệnh để chủ động tăng cường áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Hạn chế tối đa các hoạt động tụ tập đông người, tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến trong thời gian phòng, chống dịch. Các ngân hàng thực hiện thường xuyên, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó chú trọng các biện pháp như: Thường xuyên khử trùng tại trụ sở cơ quan, nơi làm việc, khai báo y tế; chủ động cách ly và báo cáo ngay với cơ quan y tế, đơn vị công tác khi có dấu hiệu nghi nhiễm để được khám, điều trị kịp thời, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng, tập thể đơn vị công tác.

Tổ chức kiểm tra thân nhiệt cho cán bộ, người lao động và khách đến giao dịch, công tác trước khi vào cơ quan, đơn vị bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế; yêu cầu các trường hợp có dấu hiệu nhiễm bệnh, ho, sốt đến ngay các cơ sở y tế để được khám và xử lý...

Theo ghi nhận của PetroTimes, tại một số ngân hàng, việc thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 được thực hiện nghiêm túc.

Đại diện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, năm thứ hai của mùa dịch và ngay từ năm 2020, Vietcombank đã thành lập Ban Chỉ đạo ứng phó khẩn cấp dịch cúm Corona (Gọi tắt là Ban chỉ đạo Covid-19) với chức năng phê duyệt nguyên tắc xây dựng và phê duyệt kế hoạch dự phòng ứng phó khẩn cấp Covid-19 (bao gồm kế hoạch dự phòng về y tế, nhân sự, truyền thông).

Ngành Ngân hàng vừa phòng chống dịch, vừa bảo đảm phát triển kinh tế
Vietcombank đảm bảo duy trì khoảng cách đối với khách hàng đến giao dịch.

Đầu tiên, để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho cán bộ, khách hàng đến giao dịch, như phun khử trùng, lau khử trùng, đặt nước sát khuẩn, duy trì nhiệt độ, quy định về hạn chế đi lại, hạn chế tụ tập đông người, đánh giá mức độ rủi ro và nghiêm túc thực hiện các biện pháp cách ly, xét nghiệm đối với ca nhiễm bệnh/nghi ngờ nhiễm bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, xây dựng các kế hoạch làm việc từ xa, làm việc theo ca, làm việc tại địa điểm dự phòng. Các kế hoạch này đã được kích hoạt một cách phù hợp với diễn biến dịch bệnh, tuân thủ các quy định của Chính phủ về giãn cách xã hội. Dù đây mới lần triển khai đầu tiên, song làm việc tại địa điểm dự phòng hay từ xa, cũng như làm việc theo ca đã được các đơn vị triển khai nghiêm túc, có hiệu quả, đảm bảo được cả mục tiêu duy trì hoạt động liên tục và hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh của Vietcombank.

Mặt khác, tổ chức truyền thông nội bộ thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức đến các đơn vị trong toàn hệ thống về việc sẵn sàng và chủ động phòng ngừa dịch bệnh. Phổ biến kiến thức phòng ngừa dịch bệnh và ứng xử khi phát hiện nguy cơ lây nhiễm, các thông tin cập nhật về Covid-19 của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức cho tất cả cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống ký cam kết tuân thủ pháp luật và các quy định của cơ quan nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Truyền thông cảnh báo rủi ro đối với khách hàng về các thủ đoạn lừa đảo, gian lận của các đối tượng xấu lợi dụng dịch Covid-19 để chiếm đoạt tài sản của khách hàng trong tài khoản và thẻ thanh toán.

Các phương án ứng phó trên đã được phổ biến thường xuyên, liên tục đến tất cả các đơn vị và người lao động để chủ động ứng phó, kịp thời và hiệu quả khi phát sinh tình huống có cán bộ/người liên quan nghi nhiễm, bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh liên tục của toàn hệ thống.

undefined
Thay mặt ban lãnh đạo và tập thể người lao động Vietcombank, bà Phùng Nguyễn Hải Yến - Phó Tổng giám đốc trao ủng hộ số tiền 10 tỷ đồng và 10.000 liều vắc-xin tại chương trình “Hà Nội chung tay hành động đẩy lùi dịch Covid-19”.

Cũng theo đại diện Vietcombank, từ đầu năm 2020 đến nay, dù phải đối mặt những khó khăn, thách thức rất lớn từ suy thoái kinh tế và dịch bệnh Covid-19 gây ra trên toàn thế giới, Vietcombank vẫn vững vàng, tiếp tục duy trì vị thế đứng đầu hệ thống ngân hàng về chất lượng và hiệu quả với quy mô tín dụng tăng trưởng cao nhất trong các tổ chức tín dụng, đạt 14% cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp nhất trong các tổ chức tín dụng, giá trị vốn hóa thị trường luôn nằm trong nhóm đầu các doanh nghiệp niêm yết, nhiều năm liên tiếp đứng đầu ngành ngân hàng về nộp thuế cho ngân sách nhà nước, là ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu trong năm 2020.

Vietcombank cũng được ghi danh là ngân hàng Việt Nam duy nhất có mặt trong danh sách 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là đại diện duy nhất tại Việt Nam có mặt trong danh sách 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chỉ riêng trong tháng 5 và 6/2021, Vietcombank đã ủng hộ 100 tỷ đồng mua vắc xin phòng dịch Covid-19 trong tổng số gần 200 tỷ đồng đóng góp cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tính từ đầu năm 2020 đến nay. Vietcombank cũng tiên phong trong các chương trình hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay, giảm phí cho doanh nghiệp và người dân với mức chia sẻ lên đến 4.700 tỷ đồng.

Với Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), đại diện MB cho biết, trong thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, MB yêu cầu CBNV có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức chủ động, tự giác, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế, NHNN.

Ngành Ngân hàng vừa phòng chống dịch, vừa bảo đảm phát triển kinh tế
Nhân viên MB và khách hàng tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế

Các đơn vị trực thuộc cũng được yêu cầu không chủ quan và chú trọng phòng chống dịch bệnh bằng các biện pháp cụ thể như: Tổ chức quán triệt, nhắc nhở CBNV thuộc phạm vi quản lý tăng cường ý thức tự giác, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo thông điệp 5K của Bộ Y tế ( bao gồm cả việc khai báo y tế đối với đối tác/nhà thầu/khách mời/lực lượng thuê ngoài tới trụ sở làm việc), kiểm soát tốt quân số báo cáo ngay về ban chỉ đạo thông qua nhóm thường trực khi phát sinh các trường hợp F1, F2, F3 và các tình huống phức tạp khác.

Đối với hoạt động của các chi nhánh/phòng giao dịch toàn quốc, yêu cầu Giám đốc chi nhánh chủ động cân đối áp dụng một cách hợp lý các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tế các hướng dẫn của địa phương.

MB cũng yêu cầu toàn thể CBNV khi đi chuyển hoặc công tác đến các địa phương khác phải lưu ý tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch bệnh khác theo hướng dẫn của từng địa phương địa điểm làm việc, công tác (nếu có).

Ngành Ngân hàng vừa phòng chống dịch, vừa bảo đảm phát triển kinh tế
MB góp thêm 10 tỷ đồng cùng Hà Nội chiến thắng Covid-19.

Song song với việc phòng chống dịch Covid-19, MB Group cũng đã dành trên 100 tỷ đồng cho công tác phòng chống đại dịch Covid-19, đồng thời nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp mới, sáng tạo nhằm mang lại trải nghiệm giao dịch tiện lợi, nhanh chóng hơn cho khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh. Mới đây, MB là một trong 14 ngân hàng đầu tiên chính thức ra mắt phương thức thanh toán/chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 bằng mã VietQR trên App MBBank.

Theo đó, khách hàng có thể dễ dàng tạo một mã QR cho tài khoản thanh toán của mình, số tiền thanh toán sẽ ngay lập tức nhận được sau khi được quét mã. Không chỉ đẩy mạnh giao dịch không tiền mặt, tính năng mới này còn góp phần hạn chế tương tác trực tiếp trong khâu giao dịch, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Việc quán triệt, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đến người lao động và các điểm giao dịch của các Ngân hàng nói trên là thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới và nỗ lực phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Xuân Hinh