Nga - Ukraine: Khi nào mới có đàm phán?
Ngày 27/11, tòa án Simferopol ở vùng Crimea đã tuyên án 2 tháng tạm giam đối với các thủ thủy Ukraine bị tuần duyên Nga bắt giữ ngoài khơi bán đảo Crimea. Theo các thẩm phán, các thủy thủ này đã xâm nhập lãnh thổ Nga mà không được phép. Như vậy, họ đã vượt qua biên giới trái phép.
Từ mấy ngày qua, chính quyền Nga cáo buộc các thủy thủ Ukraine đã cố tình hành động như vậy nhằm khiêu khích Matxcơva. Báo chí Nga cũng phát các tuyên bố của thủy thủ Ukraine mà cơ quan an ninh Nga thu được.
Chính quyền Kiev đã ngay lập tức lên án đó những tuyên bố do bị ép buộc, tức là không đúng sự thật. Tuy nhiên, họ nhìn nhận là trên những chiếc tàu bị Nga chặn giữ, có mặt nhiều sĩ quan tình báo Ukraine.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine tìm cách huy động công luận ủng hộ Kiev. Tối 27/11, trên ba kênh truyền hình quốc gia, ông Poroshenko nhấn mạnh là Ukraine đang đối mặt với “một cuộc chiến tranh toàn diện”. Nga đã tăng cường gấp ba lần lực lượng xe tăng và đơn vị quân sự tại biên giới, tại Crimea và huy động thêm tàu chiến trong biển Azov.
Về phần Matxcơva, theo hãng thông tấn Interfax, quân đội Nga sẽ đưa hệ thống phòng không S-400 vào Crimea.
Nhà nghiên cứu người Pháp Renaud Girard viết trên Le Figaro rằng "thật là nguy hiểm khi để cho cuộc xung đột trở nên tồi tệ hơn”. Tác giả nhắc lại việc sáp nhập bán đảo Crimea tuy không gây ra chết chóc, nhưng hai cuộc chiến ở Donbass (mùa hè năm 2014 và đầu đông năm 2015) giữa quân đội Ukraine và phe đòi ly khai đã khiến hơn 10.000 người thiệt mạng.
Pháp và Đức trong vai trò trung gian hòa giải đã đưa ra sáng kiến đàm phán Minks. Theo đó, chỉ cần chính quyền Kiev ban lệnh ân xá và trao quyền tự quyết cho phe nổi dậy để đổi lấy việc thu hồi các đường biên giới quốc tế.
Một cuộc mặc cả khó có thể đạt được bởi cả Nga và Ukraine đều mang nặng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và có những đường hướng chính trị quá khác biệt.
Người dân Ukraine mơ đến một ngày được gia nhập mái nhà chung Liên minh châu Âu. Nhưng Nga luôn ám ảnh trước nỗi lo NATO sẽ mở rộng sang hướng đông. Họ muốn ngăn chặn điều đó. Đối với Nga, một lãnh thổ Ukraine bị “què cụt” sẽ không còn ý định gia nhập khối NATO.
Hơn nữa, Matxcơva đã mất niềm tin vào phương Tây. Nga chỉ trích khối này “nuốt lời hứa” mà cựu Tổng thống Mỹ George H. Bush đã từng nói với lãnh đạo Liên xô Mikhail Gorbatchev nhân Hội thảo An ninh và Hợp tác châu Âu ngày 20/11/1990 tại Paris. Theo đó, phương Tây cam kết là không mở rộng NATO sang các nước nằm trong khối Hiệp ước Vacxava, một khi Nga chấp nhận rút quân.
Cuối cùng theo tác giả, vẫn còn có thể đưa ra một cuộc mặc cả khác: Washington nên từ bỏ ý định mở rộng khối NATO, và Matxcơva phải bỏ học thuyết cũ kỹ “tầm ảnh hưởng”. Nhưng ngày nào và phải có thêm bao nhiêu nạn nhân nữa để tiến hành cuộc thương lượng này thì đến bây giờ vẫn còn là một điều bất định.
Thế áp đảo của Nga trong tương quan lực lượng với Ukraine |
Nga tìm thấy "chỉ thị mật" trên tàu hải quân Ukraine bị bắt giữ |
Tàu hải quân Nga tiến về "điểm nóng" Azov giữa lúc căng thẳng với Ukraine |
Nh.Thạch
AFP
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi