Nga tăng xuất khẩu LNG đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Xuất khẩu LNG của Malaysia giảm thấp nhất trong vòng 4 năm do sự cố đường ống |
Mỹ mở rộng hoạt động xuất khẩu LNG |
Toàn cảnh nhà máy Yamal LNG |
Tuy nhiên, theo số liệu ngày 2/10 của Cục quản lý Khu liên hợp Nhiên liệu và Năng lượng, trong tháng 9/2018, xuất khẩu LNG giảm 1 tỷ m3 so với tháng 9/2017 (giảm 9,7%).
Trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu LNG từ Nga sang các nước châu Á - Thái Bình Dương tăng 41,5%.
Được biết, trong năm 2017, xuất khẩu LNG từ Nga sang các nước châu Á-Thái Bình Dương lên đến 15,48 tỷ m3, cao hơn 5,3% so với năm 2016
Hiện nay, có 2 nhà máy LNG ở Nga: dự án đầu tiên của Liên bang, Sakhalin-2, do Sakhalin Energy điều hành, cổ đông là Gazprom (50%), Shell (27,5%), Mitsui Nhật Bản (12,5%) và Mitsubishi (10%); và nhà máy hóa lỏng khí Yamal LNG (ra mắt vào tháng 12 năm 2017), với 50,1% thuộc sở hữu của NOVATEK, 20% của Total và 20% của CNPC, 9,9% của Quỹ Con đường tơ lụa.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga A. Novak, đến năm 2035, Nga có thể tăng thị phần của mình trên thị trường LNG thế giới từ 4% như hiện nay lên đến 15-20%.
Cơ sở tài nguyên chính của LNG nằm ở phía bắc - trên các bán đảo Yamal và Gydan, nơi trữ lượng khí vượt quá 38 nghìn tỷ m3.
Bộ trưởng A. Novak lưu ý rằng việc giao hàng từ các dự án LNG sẽ không gây thiệt hại cho các nguồn cung cấp khí đốt bằng đường ống, vì trên thực tế, khách hàng tiêu dùng của khí cung cấp bằng đường ống và của LNG là hoàn toàn khác nhau.
Bá Thủy
RT
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Duyên Hải và đấu nối: Đáp ứng nhu cầu điện cho tỉnh Trà Vinh
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán và đấu nối: Tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Đồng Nai và khu vực
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối, vượt tiến độ 4 ngày
-
Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 500kV Sông Mây