Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nga quyết chiếm phần hơn trong “chiếc bánh" Bắc Cực

09:17 | 25/11/2013

6,429 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Theo luật pháp quốc tế, Bắc Cực không thuộc về một quốc gia riêng biệt nào, nhưng khu vực này có vị trí địa - chính trị rất quan trọng đối với các quốc gia bắc bán cầu. Tại khu vực tưởng như yên lặng này đang diễn ra các hoạt động tranh đoạt dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản và một số tài nguyên thiên nhiên khác tuy ngấm ngầm nhưng không kém phần quyết liệt.

>> Mỹ lập chiến lược quân sự tại Bắc Cực

Để bảo vệ lợi ích ở Bắc Cực, Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga gần đây đã điều biên đội tàu chiến đến thám hiểm Bắc Cực. Dẫn đầu biên đội là tuần dương hạm hạt nhân hạng nặng lớp Kirov mang tên Piốt Đại Đế (Pyotr Velikiy), có lượng giãn nước tới 28.000 tấn. Việc Nga điều động tuần dương hạm duy nhất thuộc lớp Kirov và cũng là lớn nhất của mình đến Bắc Cực đã cho thấy Nga coi trọng khu vực này đến thế nào trong chiến lược an ninh quốc gia của mình.

Mở đường cho biên đội tàu là đội tàu phá băng nguyên tử giúp hạm đội vượt qua vùng nước đóng băng của Bắc Cực. Hiện nay một số cường quốc trên thế giới, thậm chí là cả quốc gia nằm cách Bắc Cực hàng ngàn km như Trung Quốc cũng đã bắt đầu yêu cầu phân chia lợi ích ở Bắc Cực, cuộc cạnh tranh quyền lợi ở khu vực lạnh giá này đã bắt đầu trở thành một cuộc chiến khốc liệt.

Biên đội tàu chiến Nga hành trình lên Bắc Cực

Theo luật pháp quốc tế, Bắc Cực không thuộc về một quốc gia riêng biệt nào, nhưng khu vực này có vị trí địa - chính trị quan trọng đối với các quốc gia bắc bán cầu và được cho là chứa khối lượng lớn dầu khí và các khoáng sản khác mà tất cả các cường quốc trên thế giới muốn “đánh chiếm”. Họ nhận định, “hiện nay chỉ cần đầu tư rất ít nhưng sẽ giành được ảnh hưởng lớn trong vài chục năm sau”.

Hiện nay, điều phối các hoạt động ở Bắc cực là Hội đồng Bắc Cực (AC) - một diễn đàn liên chính phủ gồm 8 nước: Canada, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Nga. Tại khu vực tưởng như yên lặng này đang diễn ra các hoạt động tranh đoạt dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản và một số tài nguyên thiên nhiên khác tuy ngấm ngầm nhưng không kém phần quyết liệt.

Khu vực được 8 thành viên thường trực Hội đồng Bắc Cực phân chia để chịu trách nhiệm quản lý, lâu dần có thể thành phạm vi ảnh hưởng.

Hiện Trung Quốc cũng đang rất quan tâm đến “miếng bánh” Bắc Cực, năm ngoái họ đã đề nghị được trở thành quan sát viên thường trực của Hội đồng Bắc Cực và đến tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã được kết nạp làm quan sát viên. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đầu tư 250 triệu USD để tu sửa Đại sứ quán mới rất hoành tráng ở Reykjavik – Iceland, đồng thời họ còn cử tàu phá băng lớn nhất là Tuyết Long hành trình lên phương bắc.

Nga đang chế tạo một lớp tàu phá băng hạt nhân mới; Na Uy cũng đang lập một bản đồ di trú của các loại cá để phục vụ ngành ngư nghiệp tiềm năng ở nơi đây; Canada cũng đang xây dựng một căn cứ huấn luyện và thành lập một chi đội tàu tuần tiễu tại Bắc cực; các Tập đoàn dầu khí Mỹ cũng mưu toan triển khai thăm dò các giếng dầu. Ngoài ra, vấn đề giao thông cũng là điều mà các cường quốc rất quan tâm.

Tàu phá băng lớn nhất của Trung Quốc là Tuyết Long

Tuyến đường Biển Bắc là hành lang giao thông chạy theo bờ biển phía bắc của Nga (gọi là tuyến đông bắc Bắc Cực), nối châu Âu và châu Á đang ngày càng thuận lợi cho giao thông thương mại, khi khí hậu ấm lên và băng ở biển Bắc Cực đang giảm đi. Song song với tuyến đường ven biển của Nga, trong tương lai luồng đường tây bắc Bắc Cực có thể sẽ trở thành tuyến vận tải thương mại ngắn nhất từ Đông Á đến châu Âu, làm giảm tối đa chi phí vận chuyển.

Là một quốc gia nằm trong Hội đồng Bắc Cực, Nga hiểu rằng họ chính là một trong những nước có điều kiện thuận lợi nhất trong chia sẻ quyền lợi ở khu vực này. Ngay từ giữa tháng 2, Hạm đội phương Bắc của Nga đã bắt đầu triển khai các máy bay tác chiến chống ngầm và tuần tra hàng hải Ilyushin Il-38, máy bay tác chiến chống ngầm, trinh sát hàng hải Tupolev Tu-142 Bear tuần tra thường xuyên tại Bắc Băng Dương và khu vực Bắc Cực.

Tuyến đường biển Tây Bắc (trái) và Đông Bắc (phải) ở biển Bắc cực

Moscow đã chính thức đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020 triển khai một lực lượng vũ trang hỗn hợp để bảo vệ các lợi ích chính trị và kinh tế của mình tại khu vực này, bao gồm cả các đơn vị quân đội, biên phòng, và bảo vệ bờ biển. Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết, sư đoàn bảo vệ bờ biển của FSB sẽ triển khai 4 chiếc tàu chiến mới để bảo vệ khu vực Bắc Cực của nước này trước năm 2020.

Người Nga xác định sẽ xây dựng tổng số 11 cơ sở bảo vệ biên giới ở Bắc Cực, bao gồm các lực lượng của quân đội và an ninh, trong khi đó các hệ thống giám sát tự động cũng sẽ được triển khai tại khu vực này. Đây là một phần trong chương trình Bảo vệ biên giới Quốc gia Liên bang Nga giai đoạn 2012-2020 đang được Moscow ráo riết triển khai nhằm chiếm ưu thế trong chia sẻ quyền lợi tại vùng đất “vô chủ” này.

Tàu ngầm Mỹ nổi lên trên nền băng của Bắc Cực

Tháng 9 vừa qua, sau khi lực lượng đặc nhiệm hải quân thuộc Hạm đội Phương Bắc của Nga tiến hành các cuộc diễn tập lớn xung quanh khu vực Quần đảo Novossibirsk, vùng biển Laptev ở phía đông Bắc Cực, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Arkady Bakhin đã kiêu hãnh thốt lên như một lời khẳng định: “Chúng tôi đã đến, hoặc chính xác hơn là chúng tôi đã quay lại và cắm chốt ở Bắc Cực mãi mãi”.

Toàn Thắng