Nga muốn dừng cuộc chiến giá dầu
Điều gì sẽ giúp giá dầu phục hồi? |
Tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol mất gần nửa tỷ euro vì Covid-19 |
Nói cách khác, Nga từ chối phá giá và chiếm thị phần bằng mọi cách, thay vào đó là phân định thị phần cho từng thành viên OPEC+ và tuân thủ theo dạng cartel. Các thành viên sẽ hành động phối hợp để tăng tính ổn định của thị trường.
Tuy nhiên, chưa chắc OPEC+ sẽ ủng hộ sáng kiến của Nga, đặc biệt là Arab Saudi và Mỹ. Mỹ sẽ không bao giờ để mất vị thế chi phối đối với mặt hàng chiến lược - dầu mỏ. Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã cho thấy, thị trường dầu mỏ thế giới từ nay sẽ bị chi phối bởi nhu cầu tiêu thụ chứ không phải nguồn cung như trước đây. Trong tương lai không xa (5-10 năm tới), nhu cầu tiêu thụ dầu thô sẽ dần thu hẹp do chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, lượng xe ôtô sử dụng động cơ xăng dầu giảm nhanh (Na Uy từ năm 2025 sẽ dừng bán xăng dầu; Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến ngừng tiêu thụ mặt hàng này từ năm 2030). Như vậy, các nước xuất khẩu dầu mỏ, nhất là Arab Saudi phải tìm chỗ đứng vững chắc cho mình trong thị trường đang dần bị thu hẹp.
Trước mắt, đối với Nga, cắt giảm 2 triệu thùng/ngày để tuân thủ hạn ngạch OPEC+ đã là cả một vấn đề lớn, trong tháng 4, Nga đã tăng sản lượng thêm 0,9% lên 11,35 triệu thùng/ngày, các công ty dầu khí tính đến biện pháp đốt dầu thừa và cả phương án không được công bố là cất dầu trong bể chứa và đường ống. Theo thông tin không chính thức, năng lực chứa của Nga bao gồm cả hệ thống Transneft, các doanh nghiệp, Bộ Quốc phòng, dự trữ quốc gia có thể lên tới 700 triệu thùng. Con số công bố chính thức là 40-80 triệu thùng.
Viễn Đông
Theo: Vedomosti.ru
-
Nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn
-
Thống đốc NHNN nêu giải pháp để hoạt động tín dụng gắn với phát triển kinh tế xanh
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước