Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nếu phương Tây nghe Nga thì "đời đã khác"!

14:25 | 14/03/2016

5,413 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước thềm cuộc đàm phán về hòa bình Syria được tổ chức tại Geneva hôm nay 14/3, cựu đặc phái viên của LHQ và Liên đoàn Arập về Syria, Lakhdar Brahimi nói rằng nếu như vào năm 2012, phương Tây lắng nghe Nga thì lẽ ra đã có thể chặn đứng được một Syria tan nát như hôm nay.
tin nhap 20160314142035
Cựu đặc phái viên của LHQ và Liên đoàn Arập về Syria, Lakhdar Brahimi

Trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Al Jazeera ngày 13/3, ông Brahimi nói: "Tôi nghĩ cần ghi nhận rằng Nga hiểu biết thực tế tình hình Syria rõ hơn tất cả những nước còn lại. Mọi người nên lắng nghe Nga nhiều hơn. Người Nga biết thực trạng tình hình ra sao".

Cuộc nổi chiến ở Syria 2011 khởi đầu với hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ diễn ra tại Syria, bắt đầu từ ngày 26/1/2011 và chịu ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình khác trong khu vực, được miêu tả là chưa có tiền lệ.

Sau hơn 1 năm, chưa có một nghị quyết LHQ về Syria nào được thông qua, đều do Nga và Trung Quốc phủ quyết. Phát ngôn viên của Tổng thống Putin là Dmitry Peskov khi đó nhấn mạnh, chính sách của Nga về Syria sẽ không thay đổi vì bất cứ sức ép nào. Ông tuyên bố trên hãng tin Interfax rằng, lập trường của Nga là "rõ ràng, cân bằng, nhất quán và hoàn toàn hợp lý. Do đó, chẳng có gì để tranh cãi về việc Nga thay đổi lập trường dưới sức ép của bất cứ ai".

Lý giải vấn đề này, một số nhà phân tích cho rằng, Syria từ lâu là một trong những đồng minh gần gũi nhất của Nga ở Trung Đông. Đồng thời, "người bạn Syria" cũng là một trong những "khách sộp" của ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Nga; cộng với việc cảng Tartus của Syria hiện là căn cứ hải quân bên ngoài lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ duy nhất của Nga.

Xung đột ở Syria kéo dài do có sự bất đồng sâu sắc giữa một bên là các nước phương Tây cùng khối Arập và bên kia là Nga, Trung Quốc và Iran, những nước bảo vệ chính phủ Syria.

Trở lại bài phát biểu của ông Brahimi, với câu hỏi, ông nghĩ như thế nào về chuyện "thực chất, thế giới Hồi giáo đã phản bội Syria", cựu đặc phái viên của LHQ và Liên đoàn Arập đã cho câu trả lời khẳng định.

"Đúng, tôi đã công khai nói về chuyện này. Nhưng không chỉ riêng thế giới Hồi giáo, mà toàn bộ thế giới. Tôi muốn hỏi: Người Mỹ đã làm gì? Người Pháp làm gì? Người Anh làm gì? Chẳng ai giúp đỡ dân Syria. Thiên hạ vẫn cứ lặp đi lặp lại những khẩu hiệu ấy. Nào là "Bashar al-Assad phải ra đi" hay "Tất cả đề là bọn khủng bố". Vì vậy, tình hình Syria như hiện này là lỗi của tất cả, ngoại trừ Nga"-ông Brahimi giải thích.

Năm 2014, ông Brahimi nỗ lực khởi động hòa đàm Geneva về Syria, gọi là Geneva 2 nhưng thất bại, nên sau đó ông Brahimi đã từ bỏ. Vị trí của ông được thay thế bởi nhà ngoại giao Staffan de Mistura.

Và cuộc đàm phán hòa bình lần hai, đang diễn ra tại Geneva, Thủy Sĩ, cũng lặp lại điều tương tự. Trước khi khởi sự, quan điểm của các bên hoàn toàn trái ngược nhau. Ngay trước khi cử phái đoàn tới Geneva, chính quyền Damas đã tuyên bố từ chối đàm phán về việc tiến hành bầu cử Tổng thống sớm để thay thế ông Bashar al-Assad, đồng thời không nhất trí với chương trình nghị sự do Đặc phái viên LHQ về Syria Staffan de Mistura đưa ra, trong đó dự kiến thảo luận việc tiến hành bầu cử Tổng thống và Quốc hội ở nước này trong vòng 18 tháng tới.

Trong khi đó, Ủy ban đàm phán cấp cao của phe đối lập mặc dù tuyên bố sẽ tham dự hòa đàm nhưng lại kiên quyết yêu cầu Tổng thống Assad không được tham gia Chính phủ chuyển tiếp.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng, việc chính phủ Syria không chấp nhận đề xuất của LHQ cho thấy họ muốn hủy hoại tiến trình hòa đàm ngay từ giai đoạn đầu. Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cho rằng, những tuyên bố của Syria là một tín hiệu xấu, đi ngược lại tinh thần của lệnh ngừng bắn hồi cuối tháng 2 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hòa đàm lần này.

Những bất đồng nói trên khiến cho cuộc đàm phán được dự báo khó có khả năng đạt được đột phá.

H.Phan

Tass, RIA,