Mỹ có thể tăng ưu đãi thuế cho xe điện Việt Nam
VinFast đã bắt đầu xây dựng vào tuần trước một nhà máy trị giá 4 tỷ USD để sản xuất xe điện ở Bắc Carolina cho thị trường Mỹ |
Các quy tắc trong Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ (IRA) nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi cung ứng pin xe điện Trung Quốc hiện chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Washington - danh sách này không bao gồm Việt Nam.
Ông Ted Osius, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết, nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast đã bắt đầu xây dựng vào tuần trước một nhà máy trị giá 4 tỷ USD để sản xuất xe điện ở Bắc Carolina cho thị trường Mỹ, nhưng có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh nếu không được giảm thuế.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm thứ Năm, ông Osius cho biết VinFast đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Joe Biden về việc sản xuất xe điện tại Mỹ. Họ muốn tham gia vào chuỗi cung ứng xe điện và không muốn bị phân biệt đối xử so với các nhà sản xuất xe điện khác.
Hiện "chưa có kế hoạch rõ ràng" để Việt Nam nhận được các lợi ích về thuế, nhưng việc VinFast tiếp tục xây dựng cho thấy "một niềm tin rằng vấn đề này sẽ được giải quyết", ông Osius nói.
Việc chính quyền của ông Biden tìm giải pháp cho hãng xe Việt Nam có thể là phép thử xem các lợi ích kinh tế của IRA có thể kéo dài đến đâu.
IRA cung cấp một khoản tín dụng thuế trị giá 7.500 USD cho xe điện được mua ở Mỹ, với điều kiện là một tỷ lệ phần trăm khoáng chất thiết yếu được sử dụng trong sản xuất pin đến từ nước này hoặc một đối tác trao đổi tự do.
Tháng 3/2023, Mỹ đã ký Thỏa thuận khoáng sản quan trọng với Nhật Bản để đảm bảo ô tô Nhật sẽ được hưởng lợi từ tín dụng thuế. Hiện, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh cũng muốn điều tương tự.
Ông Biden tuần trước nói rằng ông có thể gặp lãnh đạo Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi vào tháng 9 năm nay, nơi hai nước dự kiến sẽ thống nhất về các bước nhằm củng cố mối quan hệ đang ngày càng tốt đẹp trong những năm gần đây, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông Osius cho biết Washington nên tăng lợi ích về thuế cho các bên ký kết Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), một thỏa thuận thương mại liên quan đến 14 quốc gia, bao gồm Việt Nam và nước láng giềng Indonesia - nơi có trữ lượng khoáng sản vô cùng lớn.
Chính quyền Biden đã khởi động IPEF như một phần trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế với châu Á sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, nhưng hiệp định này vẫn đang thiếu các điều khoản tiếp cận thị trường mà các quốc gia ASEAN mong muốn.
Anh Thư
Reuters
-
Chuyên gia: Vươn lên số 1 thị trường, VinFast thiết lập vị thế mới cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
-
VinFast tung ưu đãi khủng, khách Việt hồ hởi “Mua xe xịn giá ngon đợt này là… hết bài”
-
VinFast hợp tác với Caron mở chuỗi xưởng dịch vụ xe điện trên toàn quốc
-
Hàng trăm sinh viên đại học tại Hà Nội thích thú lái thử xe máy điện VinFast
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị giữ quy định áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
-
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)