Mỹ bị đồng minh “bán tháo”?
Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Bộ trưởng tài chính George Osborne ngày 12/3 cho hay Anh đã đề nghị tham gia AIIB. Nếu được chấp thuận, Anh sẽ trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên trở thành thành viên của ngân hàng này. “Tham gia AIIB ngay từ đầu sẽ tạo cơ hội chưa từng có cho Anh và châu Á để đầu tư và cùng nhau phát triển”, hãng tin AFP dẫn lời ông Osborne.
Tạp chí The Financial Times của Anh ngày 17/3 đưa tin sau Anh, các quốc gia Pháp, Đức và Italia đã đồng ý tham gia AIIB.
Với tổng số vốn 50 tỷ USD, AIIB, đặt trụ sở ở thủ đô Bắc Kinh, đi vào hoạt động từ năm 2014 nhằm thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực vận tải, năng lượng, viễn thông và các cơ sở hạ tầng khác của châu Á. Ngân hàng này được xem là đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB), cũng như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
AIIB là một nhân tố quan trọng trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thái Bình Dương. Mỹ, Nhật Bản và các nước khác đã từ chối tham gia. Tính đến đầu năm nay, AIIB đã có 26 quốc gia thành viên sáng lập, chủ yếu ở khu vực châu Á và Trung Đông. Vừa qua, Thủ tướng Australia Tony Abbott nói nước này đang cân nhắc để sớm gia nhập AIIB.
Đề xuất của Anh gây bất ngờ và bực dọc cho Mỹ. Báo chí Mỹ bình luận rằng với quan điểm “thực dụng”, London đã không ngần ngại phản bội đồng minh lâu đời của mình là Mỹ, khi tuyên bố quyết định tham gia AIIB. Tờ Le Monde (Pháp) trong bài viết đề tựa “Ngân hàng châu Á đang chia rẽ Washington và London” cho rằng lập luận trên của Mỹ dường như không còn trọng lượng nữa.
Tờ báo trích nhận định của Philippe Le Corre, thuộc Brookings Institution, đồng tác giả của quyển sách “Sự phản công của Trung Quốc tại châu Âu”, cho rằng: “Washington không tài nào chứng tỏ là một cường quốc tại châu Á. Ngược lại, Trung Quốc đang cho thấy là họ cũng biết làm chính trị qua việc gây chia rẽ giữa Mỹ với châu Âu, và ngay trong nội bộ châu Âu”.
Le Monde cho rằng trong vấn đề này rõ ràng Anh có một cái nhìn rất thực dụng. London biện minh rằng quyết định trên là “một cơ hội không gì bằng để nước Anh và châu Á cùng nhau đầu tư và khai thông tăng trưởng”. Điều này cũng “đem lại cho các tập đoàn của Anh cơ hội tốt nhất để làm việc và đầu tư trên những thị trường năng động nhất trên thế giới”.
Việc London quyết định xích lại gần với Bắc Kinh trên lĩnh vực ngân hàng là nằm trong logic của chiến lược xích lại gần Trung Quốc của Anh. Thiện chí này được tỏ rõ qua các chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Anh David Cameron hồi cuối năm 2013. London thậm chí cũng không phản đối việc Trung Quốc từ chối cấp visa nhập cảnh cho các nghị sĩ Anh muốn đến Hồng Kông vào thời điểm xảy ra các vụ biểu tình đòi dân chủ. Ngược lại, vào đầu tháng 3/2015, hoàng tử Anh William còn đi ngao du tại Trung Quốc nhằm thúc đẩy hơn nữa các mối quan hệ văn hóa, chính trị và kinh tế giữa hai quốc gia.
Theo giới quan sát, quyết định trên của Anh - quốc gia hàng đầu trong khối G7 rõ ràng là một cú tát dành cho Mỹ. Vì điều này sẽ mở đường cho các quốc gia khác tham gia vào kể cả những đồng minh tốt nhất của Mỹ tại châu Á, từ Australia cho đến Hàn Quốc. Chưa kể là tại châu Âu, hành động trên của Anh có nguy cơ khuyến khích sự gia nhập của Đức hay Pháp chẳng hạn.
Nh.Thạch
tổng hợp
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp