Mua sắm qua truyền hình thật giả khó lường
Xem quảng cáo bán hàng trên những kênh sóng truyền hình mới thấy ở đâu cũng cho rằng các sản phẩm của mình có chất lượng tốt nhất. Song trên thực tế đã có không ít trường hợp người tiêu dùng than phiền về chất lượng thực tế của các sản phẩm này.
Anh Nguyễn Hữu Bảo (ngụ Q. Tân Bình) tâm sự, cách đây 3 tháng thấy trên truyền hình có quảng cáo sản phẩm máy tập tan mỡ bụng cho phụ nữ, thấy vợ thích máy này nên mình mới quyết định mua tặng cho cô ấy. Theo như lời quảng cáo thì chỉ cần tập liên tục với máy trrong vòng một tháng là đã có thể giảm được 3-5cm vòng bụng. Vậy mà đã hai tháng trôi qua hai vơ chồng cũng chẳng thấy giảm được chút nào.
Khó có thể kiểm chứng các sản phẩm được quảng cáo bán trên truyền hình
Khác với anh Bảo, trường hợp của chị Nguyễn Thị Thủy (ngụ Q. Phú Nhuận) lại uất ức vì bị hớ do mua với giá cao. Chị Thủy cho biết chị có mua một sản phẩm máy massage mặt với giá 990 nghìn đồng. Theo lời quảng cáo thì chiếc máy này đã giảm 30% so với giá thực tế. Tuy nhiên sau khi mua xong chị mới biết mức giá này đắt hơn giá ngoài thị trường cả mấy trăm nghìn.
“Tháng rồi, có cô cháu gái qua nhà chơi, tôi đem cái máy ra khoe, nó bảo nó chỉ mua với giá có 650 nghìn đồng ở trên mạng mà còn được tặng thêm cả một hộp kem dưỡng da nữa. Nghe vậy, tôi đắng cả miệng vì biết mình bị hớ” - chị Thủy than thở.
Trên thực tế, những trường hợp khách hàng than phiền về các sản phẩm quảng cáo bán trên truyền hình xảy ra hiện nay rất nhiều và không ngoại trừ bên cạnh những đơn vị hoạt động có uy tín thì vẫn có các đơn vị kinh doanh không rõ ràng. Còn nhớ vào năm 2011 UBND TP HCM đã xử phạt Công ty Happy Shopping 451 triệu đồng và Công ty VietHome Shopping 134 triệu đồng về hàng loạt vi phạm về hành vi nhập khẩu và bán hàng giả, hàng nhập lậu, kinh doanh mỹ phẩm chưa có số đăng ký và công bố chất lượng...
Ông Vương Ngọc Tuấn, Phụ trách Văn phòng Tư vấn khiếu nại, Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) cho rằng: Những clip quảng cáo trên truyền hình hiện nay hầu hết đưa ra những thông tin mập mờ, khoa trương, chỉ nhằm gây ấn tượng về thương hiệu của doanh nghiệp, chứa rất ít thông tin trung thực về hàng hoá dịch vụ. Hiện nay VINASTAS đã nhận được nhiều khiếu nại của người tiêu dùng về vấn đề mua phải hàng kém chất lượng trên kênh mua sắm truyền hình.
Theo ông Tuấn, Hiệp hội cũng đã có ý kiến trực tiếp với các Đài truyền hình. Nhưng đa số các kênh bán hàng trên các đài truyền hình đều cho rằng họ chỉ là trung gian môi giới, quảng cáo các mặt hàng nhập khẩu chứ không phải là nhà cung cấp nên họ không chịu trách nhiệm về những khiếu nại trên. Mặt khác, với những công ty bán hàng qua truyền hình rất khó để có thể kiểm tra vì những đơn vị này chỉ hoạt động bán hàng trực tuyến qua sóng, không có cửa hàng hay địa điểm cụ thể. Vì vậy khi có các vấn đề nảy sinh dù cơ quan chức năng có muốn kiểm tra cũng rất khó khăn.
Trong một thông báo mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng đã khuyến cáo người tiêu dùng nên lưu ý trước một số vấn đề trước khi quyết định mua hàng qua kênh truyền hình. Trong đó, cần phải lựa chọn các kênh truyền hình uy tín thông qua việc tham khảo ý kiến bạn bè, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kiểm tra lại thông tin về hàng hóa, doanh nghiệp và các chính sách bán hàng trước khi quyết định đặt hàng, kiểm tra kỹ thông tin về người bán.
Thùy Trang
-
Không quân Việt Nam chuẩn bị khai thác dòng máy bay huấn luyện mới
-
[Chùm ảnh] Lớp tập huấn nghiệp vụ cho chủ tịch công đoàn cơ sở tham quan cảng Vietsovpetro
-
[PetroTimesTV] Cảm xúc kỳ bảo dưỡng
-
“Mùa xuân và người lính biển” - cảm xúc đong đầy của người dầu khí
-
[PetroTimesTV] Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát một số công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau