Một số xe Honda bắt đầu có trợ lý ảo
Giọng nói ảo
Giọng nói ảo của Honda dựa trên nền tảng Houndify để hiểu và phản ứng lại yêu cầu của người dùng. Theo đó, người dùng có thể điều khiển tính năng giải trí và điều hoà trên xe bằng những câu lệnh được lập trình sẵn, hoặc có thể hỏi trợ lý ảo AI giúp định hướng và dẫn đường.
Trợ lý ảo cũng có thể kiểm tra các yêu cầu dựa trên thông tin tư liệu được lưu lại từ những lần yêu cần trước đó, kết hợp với hoàn cảnh và thời điểm hiện tại để đưa ra trợ giúp người dùng phù hợp nhất.
Nền tảng Houndify cũng cho phép phần mềm hỗ trợ giọng nói của Honda xử lý được các câu hỏi phức, bao gồm cả việc nối các yêu cầu liên tiếp. Ví dụ, khi một người dùng hỏi: “Ok Honda, hãy cho tôi gợi ý về các nhà hàng trong bán kính 5km, trừ các nhà hàng Pháp và Ý, các nhà hàng có wifi và mở cửa đến 10h tối”, trợ lý ảo Honda có khả năng ghi nhận tất cả những thông tin này và sẽ đưa ra câu trả lời.
CEO Keyvan Mohajer của hãng SoundHound cho biết: “Chúng tôi rất vinh hạnh được góp phần trong việc ra mắt dòng xe điện lịch sử của Honda và hy vọng ứng dụng trợ lý giọng nói sẽ khiến các dòng xe của Honda trở nên hấp dẫn người dùng hơn nữa”.
Tính đến nay, SoundHound đã ký hợp đồng cộng tác với Honda được 2 năm trong phát triển ứng dụng trợ lý ảo. Tại triển lãm Tokyo Motor Show năm 2019, hai hãng đã có dịp “tổng duyệt” lại lần cuối ứng dụng trợ lý ảo Honda và cập nhật thêm nhiều tính năng tiên tiến.
Tuy nhiên, ứng dụng này sẽ không được áp dụng với mọi xe Honda tại mọi quốc gia trên toàn cầu. Hiện tại, ứng dụng này mới chỉ được Honda ra mắt với các mẫu xe điện tại Nhật Bản và một vài nước Châu Âu, trong khi ứng dụng này với dòng xe Jazz mới chỉ được ra mắt tại một số quốc gia Châu Âu.
Công nghệ lái xe sử dụng trí thông minh nhân tạo
Nền tảng Soundhound đã thành công với nhiều hãng chế tạo ô tô, trong đó phải kể đến Hyundai, Mercedes và cả Kia. Nền tảng SoundHound cũng trở nên hấp dẫn hơn với các đối tác sản xuất xe hơi khi mới đầu tháng 10, hãng đã ra mắt dịch vụ đỗ xe thông minh Parkopedia có khả năng cung cấp thông tin về bãi đỗ xe trống gần nhất cho người lái, và phần mềm này có dữ liệu của 70 triệu bãi đỗ xe tại 15000 thành phố tại 89 quốc gia trên toàn cầu. Đối với Honda và các hãng sản xuất xe hơi khác, SoundHound là một sự lựa chọn được ưa chuộng hơn so với Amazon hay Google vì khả năng quản lý thông tin sâu rộng hơn.
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ thường thấy như chỉ đường, điều khiển xe, hay đỗ xe, mới đây Mastercard và SoundHound đã khởi động hệ thống thanh toán tại một số địa điểm.
Ngoài ra, mùa hè vừa qua, hãng SoundHound cũng đã kết hợp với Snapchat giúp các tài xế có thể dùng bộ lọc giọng nói. SoundHound cũng kết hợp với lĩnh vực khách sạn và streaming như Pandora để cung cấp thêm nhiều tiện ích cho người dùng.
Dự kiến tới năm 2022, có tới 73% tài xế sẽ sử dụng các ứng dụng trợ lý ảo khi tham gia giao thông và đây là sân chơi thực sự lý tưởng cho những hãng như SoundHound.
Theo Dân trí
-
Kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024
-
Vietnam Water Week 2024: Cơ hội hợp tác toàn cầu giải quyết các thách thức về tài nguyên nước
-
2 nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
-
Xây dựng nền tảng cho ngành bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Vì sao iPhone 16 bị cấm bán tại Indonesia?