Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Một kiểu lừa mới, 'ẵm' gọn 1,5 tỷ đồng

11:05 | 21/09/2015

1,607 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau khi nhặt được sổ đỏ của bà Tuyết Liên thật, bà Tuyết Liên giả đã câu kết cùng đồng bọn tìm đến chính căn nhà ghi trong “sổ đỏ” để thuê ở rồi làm các loại giấy tờ giả khác (CMND, hộ khẩu, tờ khai trước bạ…) để lừa bán cho ông Phúc.
mot kieu lua moi am gon 15 ty dong Ngàn lẻ một kiểu lừa ở nơi sốt đất

Ông Ngô Duy Phúc (ngụ quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh), chuyên kinh doanh mua bán bất động sản. Khoảng giữa tháng 6/2015, cháu của ông tên là Duẩn trong lúc uống cà phê ở ngã tư Phan Đăng Lưu - Phan Xích Long thì gặp một “cò” môi giới nhà đất giới thiệu có người cần bán một căn nhà với giá khá “mềm” ở quận Tân Bình. 

Nghe vậy anh Duẩn liền liên lạc với ông Phúc để hỏi có muốn mua không, ông Phúc đồng ý và bảo anh Duẩn đi xem nhà, thỏa thuận giá cả.

Theo hướng dẫn của “cò”, anh Duẩn tìm đến căn nhà số 236B/7B, Lê Văn Sỹ, phường 1 (Tân Bình) thì gặp một phụ nữ trạc 50 tuổi tự xưng là chủ nhà tên gọi Ông Tuyết Liên đang quét dọn nhà cửa. Ngoài ra còn có 2 người con trai, 1 người con gái cũng đang làm việc nhà, bà Liên bảo là các con của mình. Bà Liên than làm ăn thua lỗ nợ nần nên muốn bán căn nhà trả nợ và ra giá 1,5 tỷ đồng.

Để chứng minh “người thật việc thật”, bà Liên đưa cho anh Duẩn xem giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất, hợp đồng tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất ở, tờ lệ phí trước bạ… có đóng mộc đỏ hẳn hoi. Thấy giấy tờ đầy đủ lại giá rẻ nên anh Duẩn báo lại và ông Phúc đồng ý mua.

mot kieu lua moi am gon 15 ty dong
Ông Phúc trình bày vụ việc mình bị lừa

Theo hẹn, ngày 22/6/2015, ông Phúc, anh Duẩn và bà Liên đến Phòng công chứng để ký hợp đồng chuyển nhượng căn nhà nói trên và giao nhận đủ số tiền 1,5 tỷ đồng. Bà Liên hẹn 1 tháng sau sẽ giao nhà cho ông Phúc.

Hai ngày sau khi ký hợp đồng, bà Liên còn điện thoại cho anh Duẩn tâm sự, đã dùng số tiền bán nhà để trả nợ, phần còn lại mua một ki-ốt ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức để kinh doanh rau quả. Bà Liên dặn khi nào đến thời điểm giao nhà anh Duẩn nhớ điện thoại nhắc để bà thu xếp công việc về bàn giao.

Một tháng trôi qua, anh Duẩn điện thoại cho bà Liên nhiều lần nhưng đều “ngoài vùng phục vụ”. Anh Duẩn tìm đến căn nhà đã mua thì tá hỏa khi thấy gia chủ không phải là người đã bán căn nhà này. 

Bà Ông Tuyết Liên thật cho hay trước đây bà có làm mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở của căn nhà nói trên. Đồng thời bà cũng có cho một người phụ nữ trạc tuổi bà thuê ở được khoảng 1 tháng thì người này dọn nhà đi đâu mất. 

Biết mình bị lừa, anh Duẩn và ông Phúc làm đơn trình báo đến cơ quan Công an và cung cấp tất cả các giấy tờ do bà Ông Tuyết Liên giả đưa cho. Xem qua, bà Ông Tuyết Liên thật khẳng định “sổ đỏ” này chính là sổ thật của bà vì bà có ghi ký hiệu trên đó, các loại giấy còn lại là giả mạo. 

Từ lời khai của bà Liên thật có thể suy luận là sau khi nhặt được sổ đỏ của bà Tuyết Liên thật, bà Tuyết Liên giả đã câu kết cùng đồng bọn tìm đến chính căn nhà ghi trong “sổ đỏ” để thuê ở rồi làm các loại giấy tờ giả khác (CMND, hộ khẩu, tờ khai trước bạ…) để lừa bán cho ông Phúc.

Theo ghi nhận của chúng tôi từ thực tế, chuyện kẻ lừa đảo làm giả giấy tờ, đóng giả người khác để lừa đảo bán nhà đã xảy ra khá nhiều. Đa phần người bị lừa đảo chủ quan không tìm hiểu cặn kẽ căn nhà mình mua mà chỉ giao dịch qua giấy tờ. Trong khi đó anh Duẩn là người cẩn thận đã đến tận căn nhà để tìm hiểu. 

Anh Duẩn cho biết, sau khi xem nhà xong anh còn ghé một quán nước gần căn nhà này để hỏi han thêm. Chị bán nước cho biết đây đúng là nhà của bà Liên nhưng bà thường xuyên cho thuê chứ không có ở đây. Từ đó anh Duẩn đinh ninh bà Liên giả là bà Liên thật. Nếu cẩn thận hơn anh Duẩn nhờ người xung quanh nhận diện bà Liên thật thì có lẽ đã không bị lừa. 

Hiện Công an quận Tân Bình thụ lý điều tra vụ việc, nếu tình tiết xảy ra đúng như suy luận thì đây là một thủ đoạn mới khá cao siêu của bọn bất lương, cần cảnh giác.

Công an nhân dân