Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Một bộ phận giới trẻ thờ ơ với tiết kiệm điện

10:47 | 28/10/2013

633 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Trong khi hằng năm lượng điện thiếu hụt của khu vực Miền Nam vẫn diễn ra với nhiều diễn biến thất thường thì một bộ thanh niên vẫn thể hiện thái độ “không hay, không biết, không quan tâm” với chương trình tiết kiệm điện của thủ đô Hà Nội.

Trong 3 năm vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng các Tổng công ty Điện lực đã thực hiện tuyên truyền tiết kiệm điện trên cả nước. Các chương trình tiết kiệm điện như phổ biến kiến thức tiết kiệm điện đến các tổ dân phố, đem tiết kiệm điện vào chương trình ngoại khóa của các trường tiểu học trên địa bàn các tỉnh, thành phố, thí điểm các tuyến phố thương mại tiết kiệm điện, đưa tiêu chí tiết kiệm điện vào việc đánh giá thi đua của chính cán bộ công nhân viên ngành điện lực… Chỉ tính riêng địa bàn thành phố Hà Nội, trong 3 năm triển khai thực hiện Chương trình tiết kiệm điện phối hợp tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, tổng sản lượng điện đã tiết kiệm được 608,08 triệu kWh tương đương 972 tỷ đồng.

Nhiều nhà hàng trên địa bàn thủ đô vẫn vô tư "đốt điện" hằng đêm

Đằng sau những tín hiệu đáng mừng về những kết quả tiết kiệm điện dường như vẫn còn một “lỗ hổng” là bỏ qua đối tượng thanh niên, sinh viên. Chúng tôi đã tìm hiểu một số bạn trẻ còn đang trên ghế nhà trường hoặc mới đi làm thì thấy giật mình vì thái độ thờ ơ trong vấn đề sử dụng tiết kiệm điện.

Hoàng Hải, sinh viên năm 3 trường Thương mại cho biết: “Em chẳng quan tâm việc tiết kiệm điện trong gia đình. Tiền điện đã có bố mẹ lo việc của em là chỉ có tập trung học tập, vui chơi giải trí lành mạnh là tốt lắm rồi. Gia đình có điều kiện, có phòng riêng thì cứ về nhà là em sử dụng tất cả các thiết bị điện trong phòng như điều hòa, tủ lạnh, máy tính, tivi. Thiết bị điện mà không sử dụng liên tục có khi lại nhanh hỏng ấy chứ?”.

Xã hội phát triển, kinh tế các hộ gia đình cũng tăng lên trong những năm vừa qua. Kèm theo đó là việc mua sắm các trang thiết bị gia dụng cũng tăng cao vượt nhu cầu cần thiết kéo theo hệ lụy là lượng điện sử dụng vô tội vạ trong các gia đình “có điều kiện”.

H.Anh mới tốt nghiệp ra trường, đang đi làm trong một đơn vị nhà nước nhưng vẫn sống cùng bố mẹ cho biết: “Em chẳng biết mỗi tháng nhà em đóng bao nhiêu tiền điện. Mùa hè hay mùa đông, về đến nhà là em bật điều hòa lên rồi mở cửa cho mát và thoáng đều cả nhà. Bố mẹ đi làm hoặc đi trực, dù ở nhà một mình nhưng em vẫn thích bật hết đèn trong nhà cho sáng sủa. Chuyện vừa bật tivi vừa chơi game trên máy tính là bình thường vì chẳng ai cấm cũng chẳng ai kiểm soát. Điện mình sử dụng, nhà mình trả tiền chứ có ăn cắp của nhà nước đâu mà phải ngại”.

Khi chúng tôi đi tìm hiểu về các hộ gia đình đạt danh hiệu “hộ gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội, đáng kinh ngạc là một số thanh niên sống cùng bố mẹ cũng chẳng hề biết một tháng gia đình dùng bao nhiêu số điện, tiền điện mỗi tháng như thế nào. Một bộ phận người trẻ dường như đang “vô cảm” trước những gì diễn ra quanh mình, chỉ biết “khoán gọn” cho cha mẹ mà không hiểu rằng đó cũng là một biểu hiện của sự vô trách nhiệm.

Theo đánh giá của EVN Hà Nội, một bộ phận người dân thành phố ý thức tiết kiệm điện vẫn rất kém. Chị Hoàng Anh, Phó Chánh Văn phòng EVN Hà Nội cho biết: “Hiện nay, một số hộ gia đình trên các tuyến phố thương mại trên địa bàn thành phố vẫn đang lãng phí điện. Nhiều cửa hàng kinh doanh mà chủ nhân, người bán hàng là những người rất trẻ nhưng ý thức tiết kiệm điện đều rất kém. Điển hình như tuyến phố Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Phố Huế… chỉ mới chỉ 3-4h chiều nhưng đã bật hàng loạt đèn nê-ông sáng choang. Hiện nay, chúng ta mới chỉ có các chế tài xử phạt hành vi ăn cắp điện chứ chưa có biện pháp nào với hành vi lãng phí điện ngoài công tác tuyên truyền”.

Thanh niên là lực lượng có vai trò cực kỳ quan trọng và nhanh nhạy trong việc phổ biến những kiến thức mới của xã hội. Chính vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tuyên truyền nâng cao nhận thức tiết kiệm điện trong gia đình, kinh doanh trong đối tượng thanh niên.

Thành Công