Lũ rác!
Một thống kê chưa đầy đủ, mỗi ngày, 93 triệu dân Việt Nam thải ra môi trường gần 70.000 tấn rác. Ai cũng có thể vô tư vứt rác ra xung quanh, bất kể ở đâu miễn rác không còn vướng bận, nhưng ít khi ai đó tự vấn, rác do chính mình thải ra đi về đâu!
Những ai thắc mắc câu hỏi trên có thể nghiền ngẫm vài thông số sau đây: Các loại nhựa mất 70 đến 450 năm để phân hủy hết; túi nilon cần 10 đến 20 năm; tả bỉm trẻ em là 4,5 thế kỷ, chai, lọ thủy tinh là 1 triệu năm!...
So với tuổi thọ con người có thể nói rác thải ra không mất đi đâu cả, chúng quanh quảnh đâu đó trong đất, đại dương. Cái sự “sạch” mà con người nhìn thấy chỉ là khái niệm không thấy rác trước mắt, tức là nó chỉ sạch trong khoảng không gian 180 độ của hai con mắt.
Đợt ngập úng ở ngoại thành Hà Nội mang theo rác tràn vào nhà dân, một khung cảnh lềnh bềnh rác từ khắp nơi theo dòng nước tụ hội, đó là kết quả của cái sự sạch trong con mắt chứ không phải sạch trong môi trường.
Đó là quả báo nhãn tiền do ý thức kém cỏi, sự qua loa trong khâu xử lý, thiếu hẳn một sự ràng buộc để có thể quy trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng cá nhân, từng gia đình.
Ngập ngụa rác sau cơn lũ ở ngoại thành Hà Nội (Ảnh: Laodong.vn) |
Tôi có người bạn làm startup từ rác, nói đơn giản hơn là thu gom rác, vốn đầu tư không nhiều, nhân sự cũng hòm hòm, nhưng mô hình đã chết yểu sau vài tháng mặc dù nguồn rác vô cùng phong phú.
Sự thất bại đó chưa đả động gì đến chính sách hay thủ tục hành chính như nhiều doanh nghiệp đang mắc phải mà thất bại vì thiếu hợp đồng từ các hộ gia đình. Họ không muốn bỏ ra mỗi tháng vài chục nghìn và tập thói quen gom rác ra đầu ngõ.
Cả một cộng đồng hơn chục ngàn dân mà không “nuôi” nỗi một mô hình thu gom rác rất văn minh lịch sự. Rác thải đi đâu nếu không phải là những góc khuất trong làng mạc, ruộng đồng, những nơi chưa ai ở.
Trận lụt ở Chương Mỹ - Hà Nội cũng vậy, đó chưa hẳn là một loại rác thông thường, mà là thứ rác tồn tại ngay trong quan điểm thế nào là sạch. Khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường là thứ gì đó khá mơ hồ.
Thấy rác ngoài đường và tự nhủ nó chẳng phải của mình, môi trường là của ai đó, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai đó chứ không phải của từng cá nhân. “Lũ rác” ở Hà Nội đã phát đi thông điệp, rác không của riêng ai cả, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ không riêng ai cả.
Hàng trăm gia đình ở Chương Mỹ chèo xuồng vớt rác, chắc chắn không phải gia đình nào cũng thiếu ý thức bảo vệ môi trường, vì thế một cánh én không thể làm nên mùa xuân, bảo vệ môi trường là công việc đồng bộ có hệ thống.
Chiếc kẹo cao su nhai lõm bỏm trong miệng chẳng là gì với người Việt, nhưng ở Singgapore đó là chuyện lớn, lớn đến mức trở thành một trong những ấn tượng khó phai của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Thoạt đầu bằng lệnh cấm buôn bán tàng trữ kẹo cao su vào năm 1992, hành vi mang lậu kẹo cao su bị phạt tới 100.000 đô la Sing và có thể ngồi tù 2 năm! Mặc nhiên đảo quốc sư tử sạch bóng kẹo cao su, đến nỗi tập đoàn sản xuất kẹo cao su nổi tiếng của Mỹ, Wrigley đích thân đàm phán nới lỏng.
Năm 2004 lệnh cấm được nới lỏng, nhưng nhả kẹo cao su nơi công cộng bị xếp vào một loại tội rất xấu hổ ở nước này là “phản tiến bộ” và “phá hoại”. Ngoài phạt tiền còn có hình thức đánh đòn (hèo) nếu vi phạm.
Ở nước ta, khắp mọi nơi có thể bắt gặp biển báo “cấm đổ rác” nhưng chính dưới chân biển báo lại ngập ngụa rác. Do ý thức hai tại chế tài chưa đủ răn đe?
Ý thức và chế tài luôn đi đôi với nhau. Ở những nơi ý thức kém cần có chế tài mạnh để uốn nắn, một khi thuần thục rồi thì chế tài được nới lỏng. Singgapore là một ví dụ - cư dân thoạt đầu từ một làng chài.
Đến khi nào hành vi xả rác được coi là “phản tiến bộ” và “phá hoại”? Thiết nghĩ phải bắt đầu bằng biện pháp mạnh.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Sống chung với... rác thải | |
TP Hồ Chí Minh: Nóng vấn đề xử lý rác thải công cộng | |
Xả rác thì bị phạt, xả chữ làm bẩn môi trường tiếng Việt thì sao? |
-
Liên doanh dầu khí Nga - Việt đã mang về cho đất nước tỷ USD
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng