Liên Hợp Quốc trả lời Campuchia về bản đồ phân định biên giới
Việt Nam và Campuchia khảo sát thực địa vụ xô xát ở biên giới |
"Chúng tôi đã cung cấp cho Campuchia thông tin mà chúng tôi có thể tìm thấy, LHQ cũng đang tiếp tục tìm kiếm những tài liệu chính mà Phnom Penh đề nghị", VOA dẫn lời bà Eri Kaneko, phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết hôm qua.
Tuy nhiên bà Kaneko không nói cụ thể LHQ đã chuyển cho Campuchia những tài liệu gì.
Liên Hợp Quốc trả lời một phần đề nghị của Thủ tướng Campuchia Hun Sen về bản đồ phân định đường biên với Việt Nam. Ảnh minh họa: AFP |
Ông Hun Sen hôm 6/7 đề nghị LHQ cung cấp những bản đồ gốc tổ chức này lưu trữ nhằm kiểm tra tính xác thực của bản đồ Phnom Penh đang sử dụng để xác định biên giới với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Theo ông Hun Sen, cố quốc vương Norodom Sihanouk đã gửi bản đồ Bonne, tỷ lệ 1:100.000, do Cơ quan Địa lý Đông Dương phát hành và được quốc tế công nhận trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1969 lên LHQ. Đề nghị trên là để thể hiện sự thận trọng và đúng đắn của Campuchia trong việc phân định biên giới giữa nước này với các quốc gia láng giềng.
Động thái trên diễn ra sau khi đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) nhiều lần cáo buộc chính phủ Campuchia sử dụng những tấm bản đồ do Việt Nam vẽ ra trong những năm 1980. Thậm chí ông Un Sam An, nghị sĩ đảng CNRP, hồi đầu tháng 7 đã giẫm chân lên và có lời lẽ xuyên tạc bản đồ quốc gia, được LHQ công nhận và dùng trong hoạt động phân định biên giới giữa Campuchia với Việt Nam.
Hôm 28/6, khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng CNRP tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý, thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.
Đại diện Chính phủ Campuchia hôm 16/7 đã cam kết với Việt Nam sẽ không để xảy ra vụ gây rối tương tự như ở Long An, đồng thời cho biết sẽ tôn trọng các cam kết song phương. Thỏa thuận này được đưa ra sau khi đại diện hai nước đến khảo sát thực địa tại khu vực xảy ra vụ bạo lực do một số phần tử quá khích Campuchia gây ra. Khu vực này nằm giữa mốc số 202 – 203 thuộc ấp Bình Bắc, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An của Việt Nam.
Trong 9 năm qua, Việt Nam và Campuchia đã phân giới được 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1.137 km, xác định được 260 vị trí mốc, xây dựng được 305 cột mốc. Hiện nay còn 7 đoạn biên giới trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia mà hai nước chưa thống nhất được cách giải quyết.
VnExpress
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị