Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt hơn 91 nghìn người

21:03 | 20/09/2019

747 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 8 tháng là 91.663 người, đạt 76,38% kế hoạch năm 2019.
lao dong viet nam di lam viec o nuoc ngoai dat hon 91 nghin nguoiĐại sứ quán Nhật Bản: Sẽ xóa tên 2 doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Nhật Bản
lao dong viet nam di lam viec o nuoc ngoai dat hon 91 nghin nguoiLao động nữ đi làm điều dưỡng ở Đức lương gần 70 triệu đồng một tháng
lao dong viet nam di lam viec o nuoc ngoai dat hon 91 nghin nguoiNgười đi xuất khẩu lao động có thể vay 80% chi phí ghi trong hợp đồng

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 8 năm 2019 là 11.699 lao động (4.430 lao động nữ), bằng 89% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 8 năm 2018 là 13.118 lao động trong đó có 4.698 lao động nữ). Trong đó, đi Nhật Bản là 6.080 lao động (2.623 lao động nữ), Đài Loan: 4.566 lao động (1.598 lao động nữ), Hàn Quốc: 577 lao động (36 lao động nữ), Macao: 116 lao động (65 lao động nữ)...

Như vậy, trong 8 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 91.663 lao động (30.734 lao động nữ) đạt 76,38% kế hoạch năm 2019. Năm 2019, kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 120.000 lao động, trong đó thị trường: Nhật Bản: 45.622 lao động (16.813 lao động nữ), Đài Loan: 36.825 lao động (12.504 lao động nữ), Hàn Quốc: 5.536 lao động (392 lao động nữ), Rumania: 1.103 lao động (41 lao động nữ)…

lao dong viet nam di lam viec o nuoc ngoai dat hon 91 nghin nguoi
Lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản là nhiều nhất

Thị trường Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu với số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài cao nhất. Bởi năm 2019, Nhật Bản đã có nhiều chính sách mới, cởi mở với lao động nước ngoài.

Những năm trước, Nhật Bản chỉ cấp thị thực làm việc cho những lao động nước ngoài có trình độ kỹ thuật cao như luật sư, bác sĩ hoặc giáo viên. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật nới lỏng những quy định về tiếp nhận lao động nước ngoài. Đây là sự thay đổi lớn trong chính sách việc làm của quốc gia Nhật Bản.

Theo dự luật, từ tháng 4 năm 2019, hệ thống cấp thị thực cho người lao động đến từ nước ngoài đã có hiệu lực; được áp dụng cho 14 lĩnh vực, trong đó có ngành điều dưỡng, xây dựng và nông nghiệp. Đây là 3 ngành nghề đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực tại Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng tăng thời gian chương trình thực tập sinh kỹ năng tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam có nguyện vọng làm việc dài hạn tại Nhật. Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản giới hạn thời gian làm việc là 3 năm; sau khi kết thúc hợp đồng, nếu đáp ứng điều kiện, thực tập sinh sẽ được quay trở lại Nhật Bản làm việc thêm 2 năm nữa.

Đồng thời, Nhật Bản cũng tăng số lượng tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam đi Nhật Bản làm việc. Hiện tại, Nhật Bản vẫn đang thiếu hụt trầm trọng lao động trong các ngành trọng điểm. Đặc biệt, vào 24/7/2020, Thế vận hội mùa hè 2020 sẽ được tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản). Vì vậy, Nhật Bản cần một số lượng lớn lao động nước ngoài hoàn thành gấp rút các công trình chuẩn bị cho Olympic 2020.

Thị trường châu Âu cũng hứa hẹn với lao động Việt Nam khi các bản ghi nhớ hợp tác đưa lao động đi làm việc tại Đức, Rumani, Bulgaria… được ký kết, đặc biệt là với các ngành công nghiệp, nông nghiệp, kỹ sư, kỹ thuật viên, hộ lý, y tá…

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, 8 tháng đầu năm, thị trường lao động ngoài nước rộng mở vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với người lao động Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với nhiều cam kết về lao động đã chính thức có hiệu lực.

Do đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để người lao động, các cơ quan quản lý và đối tác tuyển dụng lao động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, dần đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính.

Nguyễn Hưng