Lần thứ 9 vỡ đường ống dẫn nước sông Đà
Theo ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc Công ty nước sạch Vinaconex, ngay sau khi sự cố xảy ra, đơn vị đã huy động hơn 150 kỹ sư và máy móc xuống hiện trường khắc phục sự cố. Công nhân sẽ tiến hành đào đất xung quanh vị trí phun nước để xác định đường ống vỡ to hay nhỏ, rồi mới có phương án xử lý.
Sự cố khiến 70 nghìn hộ dân thuộc các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm mất nước sinh hoạt... Dự kiến, phải đến cuối giờ chiều nay (12/7) sự cố mới được khắc phục xong.
Hiện trường điểm vỡ ống nước DN1500.
Đây là lần thứ 9, đường ống nước Sông Đà DN1500 bị vỡ. Lần đầu tiên xảy ra sự cố vỡ đường ống là ngày 4/2/2012, tại KM10+900 trên Đại lộ Thăng Long. Sự cố gần nhất xảy ra vào ngày 10/7/2014, Km 25 Đại lộ Thăng Long (đoạn gần cầu Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Trước đó, sau lầm xảy ra sự cố vào ngày 26/4, Cục Giám định Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã lập đoàn kiểm tra toàn diện đường ống dẫn nước để có biện pháp khắc phục. Để xác định nguyên nhân sự cố, Bộ Xây dựng đã giao Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Vật liệu xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan vào cuộc làm rõ nguyên nhân.
Hơn 2 tháng đi tìm nguyên nhân dẫn đến việc liên tiếp vỡ đường ống dẫn nước DN1500, trên cơ sở kết quả kiểm tra, quan trắc, đo đạc, thí nghiệm, phân tích, tính toán của đơn vị kiểm định, nguyên nhân trực tiếp gây vỡ tuyến DN1500 được xác định do chất lượng của ống không đồng đều. Tại một số vị trí ống có hiện tượng bong rộp, tách lớp và một số chỉ tiêu cơ lý không đảm bảo dẫn đến suy giảm khả năng chịu lực cục bộ của đường ống. Thiếu các yêu cầu kỹ thuật đối với việc sản xuất, thi công lắp đặt ống theo tiêu chuẩn áp dụng.
Sau mỗi lần xảy ra sự cố vỡ đường ống, người dân thủ đô lại bị ảnh hưởng do thiếu nước sinh hoạt. Thế nhưng, cơ quan chức năng vẫn không thể nào đưa ra được biện pháp khắc phục một cách triệt để. Cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư dự án đang đẩy người dân vào cuộc sống thấp thỏm, lo âu.
Liên quan đến sự cố, Kỹ sư trưởng Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải) cảnh báo, đường ống dẫn nước sạch DN1500 sẽ còn vỡ tiếp. Sự việc xem như đã rồi, giờ tìm được nguyên nhân thì nên khắc phục theo hướng “sống chung với lũ”. Một là đơn vị quản lý, khai thác có thể xây dựng một bể chứa dự phòng phía gần nội đô, khi có sự cố xảy ra sẽ lấy nước từ đây bơm về; hai là làm một đường ống nước thứ 2 có quy mô tương tự. Còn đối với khách hàng đang sử dụng nước sinh hoạt từ đường ống này, cũng nên tự trang bị cho mình đồ chứa nước đủ dùng trong vài ngày. Nếu không, đường ống dẫn nước này còn xảy ra nhiều lần vỡ tiếp và người dân vẫn phải gánh chịu cảnh mất nước sinh hoạt.
T.Minh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp