Lãi suất và lạm phát: Vòng xoáy dai dẳng
Hình trên cho thấy mức lạm phát hàng năm luôn đứng ở mức cao, tính trung bình cộng từ 1-2007 đến 5-2011, mức lạm phát trung bình lên đến 12,2%/năm. Với mức lạm phát này, để đảm bảo lãi suất gửi thực dương thì lãi suất huy động cũng phải khoảng 12-14%/năm và lãi suất cho vay sẽ phải khoảng 16-18%/năm. Trong nhiều thời kỳ, lạm phát lên đến >20%/năm vào đầu 2008. Tháng 5-2011, lạm phát tính theo năm (y/y) lại lên đến 19,78%, lãi suất cho vay lên đến 24-28%/năm và là mức quá cao đối với các doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh.
Lạm phát có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn căng thẳng
Giá cả hàng hóa trên thị trường trong vài tuần gần đây có xu hướng ổn định giảm nhẹ, cho thấy áp lực lạm phát tháng 6 không lớn. Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sau thời gian tăng giá mạnh, giá cả các mặt hàng thiết yếu tại Hà Nội có dấu hiệu chững lại, thậm chí có xu hướng giảm. Tại siêu thị trên địa bàn, đa số các nhà cung cấp đã cung cấp hàng trở lại, với mức giá thấp hơn trước.
Giá gạo trên thị trường Hà Nội hai tuần qua vẫn ở mức cũ. Tại các chợ trong nội thành, giá thịt, cá tươi sống vẫn giữ ổn định ở mức cao do khan nguồn hàng. Đối với mặt hàng rau củ quả, do thời tiết thuận lợi nên giá nhiều loại rau xanh trên thị trường hai tuần qua tiếp tục giảm từ 7%-40%. Với việc giá cả hàng hóa có xu hướng ổn định, giảm nhẹ cho thấy lạm phát tháng 6-2011 có thể đạt khoảng 1-1,5%. Đây cũng là xu hướng phổ biến thông thường như năm 2010, khi lạm phát tăng cao trong các tháng đầu năm, nhưng sẽ bắt đầu giảm nhẹ từ tháng 5, tháng 6.
Tuy nhiên áp lực lạm phát vẫn chưa hết. Lạm phát là câu chuyện xưa cũ đã xảy ra nhiều năm qua. Thời kỳ 1980-1982, lạm phát lên đến hàng trăm %/năm, thời kỳ 1990 -1996, lạm phát cũng lên đến vài chục %/năm. Lạm phát là căn bệnh dai dẳng, kinh niên, giá cả mặt hàng này tăng sẽ dẫn đến giá cả mặt hàng khác tăng và cứ thế luân phiên, khiến cho lạm phát tăng. Kết quả là căn bệnh kinh niên, dai dẳng, không dễ chữa. Việc kiềm chế, kiểm soát lạm phát đòi hỏi những chính sách kiên trì, đặc biệt là chính sách tiền tệ.
Lãi suất – Lạm phát
Câu chuyện căng thẳng về lạm phát – lãi suất đã diễn ra trong 3-4 năm nay. Nguyên nhân của lạm phát một phần là do sự tăng giá của những hàng hóa cơ bản trong thời gian qua như: vàng, xăng dầu, xi măng, gạch, lương thực.
Bài học trong quá khứ 1980-2005 cho thấy, chỉ có bằng một chính sách kiên quyết, mức lãi suất cao hợp lý mới có thể kiểm soát lạm phát và dập tắt bão giá. Sự thiếu kiên quyết trong chính sách trong mấy năm qua khiến cho lạm phát tiếp tục diễn ra dai dẳng.
Lãi suất chưa đủ cao khiến lạm phát khó dập tắt, và tiếp tục cao lại khiến lãi suất đứng ở mức cao. Và cả lãi suất – lạm phát cứ đứng ở mức cao không giảm xuống thì doanh nghiệp còn khó khăn, khó mở rộng sản xuất, thị trường chứng khoán thiếu yếu tố thúc đẩy để tăng trưởng.
Để lạm phát không còn là gánh nặng dai dẳng, chính sách cần nhất quán kiên trì với một mức lãi suất đủ mạnh để kiểm chế lạm phát, với mục tiêu lạm phát hàng năm không quá 5%/năm. Chỉ khi lạm phát hàng năm <5%/năm thì lãi suất huy động mới có thể giảm về 6-8%/năm (để đảm bảo lãi suất thực dương) và lãi suất cho vay mới có thể giảm về 10-12%/năm – một mức đủ để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trung dài hạn và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Phạm Bình
GĐ Ban Phân tích – Công ty CP Chứng khoán Dầu khí
-
Giá dầu hôm nay (20/11): Dầu thô ổn định trong phiên
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11